Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau bản quyền thuộc về tác giả & nhà xuất bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Bá Hữu làm ma. Tử Sản nói chuyện hồn.

Nói đến hồn không thể không nói tới “phách”[1]. Mặc dù bình thường những cụm từ kiểu như “ba hồn bảy phách”, “hồn bay phách tán”, “hút hết hồn phách”, “chiêu hồn gọi phách”… hay được nhắc đến, nhưng “phách” là vật gì thì vẫn chưa được chú ý nghiên cứu lắm.

[1] Phách: vía.

Trong văn hoá u minh của bất kỳ dân tộc nào, linh hồn và tính chất của nó đều chiếm vị trí trung tâm. Nhưng vấn đề này trong cách lý giải của những triết gia lại hoàn toàn không giống với cách nhìn nhận thông thường của dân tộc đó. Trong lịch sử tư tưởng của Trung Quốc cổ đại, những khái niệm về linh hồn có sức ảnh hưởng lớn nhất chính là mấy đoạn trích dẫn trong Kinh điển Nho học. Mặc dù trích dẫn cổ văn khiến người ta phiền lòng, nhưng lại không thể tránh, vậy thì hãy bắt đầu bằng câu chuyện ma đầy ám ảnh, xuất hiện sớm nhất trong lịch sử văn hiến Trung Hoa.

Thời Xuân Thu, năm Lỗ Tương Công thứ ba mươi, tức là năm 543 trước công nguyên, người chấp chính của nước Trịnh[2] là Bá Hữu[3]. Người này hống hách, chuyên quyền lại thích uống rượu, gây ra mối quan hệ bất hoà với các quan đại phu khác trong triều. Năm đầu tiên, Bá Hữu phái Tử Tây đi sứ nước Sở, Tử Tây không chịu đi, nói: “Quan hệ giữa nước Sở và nước ta đang căng thẳng, ngài phái ta sang nước Sở, thế chẳng phải có ý muốn ta đi vào chỗ chết sao?” Bá Hữu nói: “Họ nhà ngươi bao đời nay đều lo việc thiết lập quan hệ bang giao, ngươi không đi thì ai đi?” Tử Tây đáp: “Đi được thì ta sẽ đi, có nguy hiểm thì không nhất thiết phải đi, chuyện này liên quan gì đến việc nhà ta bao đời nay lo việc thiết lập quan hệ bang giao chứ!” Bá Hữu không chịu nhượng bộ, nhất định bắt Tử Tây phải sang nước Sở. Tử Tây tức giận vô cùng, định kéo gia đinh tới liều mạng với Bá Hữu, cũng may được nhiều quan lại trong triều khuyên giải, hai nhà mới không động binh đao.

[2] Nước Trịnh: một nước chư hầu thời Xuân Thu, là tỉnh Hà Nam, Trung Quốc hiện nay.

[3] Bá Hữu: tên tự của Lương Tiêu, quan đại phu nước Trịnh (Lương Tiêu là con của Công Tôn Triếp, cháu Công Tử Khứ Tật), khi ấy là Thượng Khanh, là người cầm quyền chính ở nước Trịnh.

Đến một ngày trong tháng Bảy năm đó, Bá Hữu uống say cả đêm trong mật thất của ông ta như thường lệ, tới sáng lên triều trong bộ dạng lướt khướt, lại nhắc đến chuyện phái Tử Tây đi sứ sang nước Sở, mà còn nói chắc như đinh đóng cột, không dễ gì từ chối. Sau khi ban lệnh, ông ta lại leo lên xe, quay về nhà uống rượu.

Tử Tây biết rằng trận này không thể không đánh, mà Bá Hữu đang say mềm như bún, thật là một cơ hội tốt để ra quân áp chế. Thế là ông ta thống lĩnh gia đinh, liên kết với mấy quan lại khác, đến gây hấn với Bá Hữu. Bá Hữu say rượu, nằm một chỗ, làm sao có thể đánh nhau được! Kết quả, bị Tử Tây đánh cho thất bại thảm hại, được gia đinh dìu lên xe tháo chạy khỏi nước Trịnh. Chạy được nửa đường, ông ta mới nhận biết được chuyện gì vừa xảy ra, đành tạm lánh sang nước Hứa một thời gian.

Vài ngày sau, nghe nói các quan lại của nước Trịnh mở cuộc họp bàn để liên kết lại, đứng lên phản đối mình, Bá Hữu tức tới mức lửa giận bốc ngùn ngụt. Lại nghe nói Thượng khanh Tử Bì ngày hôm đó không tham dự liên quân đánh mình, cảm thấy vẫn còn khả năng lôi kéo vài liên minh, thế là mang theo đám tàn binh quay về nước Trịnh. Tứ Đái[4] của nước Trịnh thống lĩnh quốc dân ra nghênh chiến, kết quả, Bá Hữu chết trong chợ dê.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x