Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau bản quyền thuộc về tác giả & nhà xuất bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

TRẠNG QUỲNH tức NGUYỄN-QUỲNH

Tiểu-sử : Quán làng Bột-Thượng, huyện Hoàng-Hóa, tỉnh Thanh-Hóa không rõ sinh năm nào, chỉ biết rằng, ông Quỳnh là một người thông minh, học giỏi, năm I6 tuổi đã đậu hương-cống (cử-nhân), ông Quỳnh sống vào thời vua Lê-Hiển-Tông tức khoảng giữa thế-kỷ XVIII.

Ông Nguyễn-Quỳnh không thi đỗ trạng-nguyên. Vậy nên Trạng Quỳnh là một danh hiệu mà nhân dân thời bấy giờ đã tặng cho vị hương cống tên là Quỳnh cũng như họ đã tặng cho một số người để gọi họ là Trạng Cờ, Trạng Ăn, v.v…

Tính hay khinh mạn và ưa nhạo báng quan-trường, nên ông Quỳnh đi thi hõng mãi. Trong khi Chúa Trịnh chuyên quyền, ông không màng công danh, thường đi ngao du và lấy thơ văn để châm biếm người đời.

ĐỀ TƯỢNG BÀ BANH

Khen ai đẽo đá tạc nên mầy,

Khéo đứng ru mà đứng mãi đây.

Trên cổ đếm đeo trăm chuổi hạt,

Dưới chân đứng tréo một đôi giày.

Ấy đã phất cờ trêu ghẹo tiễu,

Hay là bốc gạo thử thanh thầy ?

Có ngứa gần đây nhiều gốc dứa,

Phô phang chi ở đám quân nầy.

Tương truyền rằng trong miền ông Quỳnh ở, có một pho tượng đàn bà khỏa thân gọi là tượng bà Banh, miệng chúm chím cười, tay chỉ xuống hạ bộ như có ý khoe khoang với khách qua đường. Pho tượng này nổi tiếng là thiêng. Những kẻ qua lại, người nào trông thấy sự phô trương trắng trợn ấy mà vô ý bật cười, thì khi về nhà thế nào cũng sinh ra đau ốm.

Thấy thế, trạng Quỳnh lấy làm nghịch mắt lắm. Một hôm, ông Quỳnh lấy bút đề bài thơ trên đây vào bụng pho tượng. Khi thơ đề xong, thì ở pho tượng mồ hôi toát ra như tắm. Từ đấy pho tượng hết thiêng.

THƠ XỎ GÁI CHUA NGOA

Tuyên-Quang Hoàng-hóa cũng thì vua,

Nắng cực cho nên phải mất mùa.

Lại đứng đầu bờ xin xỏ chị,

Chị nỡ lòng nào chị chẳng cho.

Ở Tuyên-Quang có một cô gái đẹp nhưng rất chanh chua. Nghe tiếng, ông Quỳnh mò đến tận Tuyên-Quang. Lúc ấy vào mùa gặt. Ông Quỳnh giả làm học trò nghèo đến xin lúa. Cô ả bắt ông Quỳnh làm một bài thơ xem có phải học trò không. Ông Quỳnh làm ngay bài thơ trên tặng cô ả. Xem thơ, cô ả thẹn đỏ cả mặt và từ đấy hết chanh chua.

THƠ GỞI CHO VỢ

(Thay lời một giáo thụ)

Này lời giáo thụ gởi về quê,

Nhắn nhủ bà bây chớ ngứa nghề.

Cỏi Bắc, anh mang thằng cu lẳng,

Miền Nam, em giữ cái trai he.

Hãy còn vướng vít như hang thỏ ?

Hay đã to ho quá lỗ trê ?Bấm đít bấm trôn mà chịu vậy,

Một hai ngày nữa đợi anh về.

Ông Quỳnh có một người bạn làm giáo-thụ ở một tỉnh xa nhà. Ông giáo-thụ lâu ngày xa vợ. Trong thơ nầy, ông giáo-thụ nói gì không rỏ, người ta chỉ biết ông Quỳnh đã tìm cách đánh tráo bức thơ ấy bằng bài thơ trên.

GHẸO CÔ HÀNG NƯỚC

Bán hàng nay cô đã mấy tuổi,

Nước cô còn nóng hay là nguội ?

Lũng lẵng trên treo dăm nắm nem,

Lơ thơ dưới móc một buồng chuối

Bánh ráng bánh dầy đều xoa mỡ,

Khoai ngứa khoai lang cũng chấm muối.

Ăn uống xong rồi tiền chửa đủ,

Biết nhau cho chịu một vài buổi.

Hai chữ sau cùng của hai câu chót bài thơ trên, nếu đọc theo giọng Nghệ-Tịnh, thì thành ra chớt nhã.

CHƠI PHỐ HIẾN

Đồn Phố-Hiến vui hơn Kinh-kỳ,

Chơi ba ngày chẳng thấy quái gì.

Ngô lớn, Ngô con răng trắng nhởn,

Đĩ già, đĩ trẻ đách thâm sì.

BỠN QUAN TRƯỜNG CHẤM THI

Văn chương phú lục đã xong rồi,

Thừa giấy làm chi chẳng vẽ voi ?

Nhắn nhủ một lời cho chúng biết :

Đứa nào cười tớ nó ăn bòi.

Sau khi đỗ hương-cống, ông Quỳnh không muốn thi Hội. Vì bị chúa Trịnh ép nài, Quỳnh phải đi thi để cho chúa Trịnh có cớ lấy Quỳnh đỗ Trạng nguyên chính thức. Nhưng khi vào thi, Quỳnh tìm cách phá rối chơi : sau khi làm văn bài xong rồi, thấy còn thừa giấy, Quỳnh lấy bút vẽ đầy voi và ngựa rồi đề bốn câu thơ trên chửi các quan chấm thi để quan chấm cho Quỳnh trượt, và quả nhiên, Quỳnh trượt thật.

VĂN TẾ HAI BỐ

Ông trấn Bắc-ninh,

Ông tri-phủ Kiến.

Ông thấp lùn chùn,

Ông cao nghễu nghện.

Tưởng ông sống tám mươi,

Ông sống chín mươi cho đến một trăm.

Nào ngờ ông chết tháng chín,

Ông chết tháng mười, cùng về một chuyến.

Than ôi !

Hạc tếch lên ngàn,

Rùa bò xuống biển :

Nhè đâu một đám hai ma,

Song le nhất cử lưỡng tiện.

May hai nhà cùng có bát ăn

Chả có phen này thì biến !

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x