Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Tình Sử Phượng Cầu Hoàng của tác giả Vương Trùng Dương mời bạn thưởng thức.

Lưu Chính Phong & Triêu Dương đã phá vỡ, bất chấp luật lệ phân chia trong giới giang hồ khi dùng âm nhạc để hóa giải biên giới nên bị thảm bại theo truyền thống cố chấp của giới võ lâm.

Tiếu Ngạo Giang Hồ tái xuất giang hồ với đôi trai tài gái sắc: Lệnh Hồ Xung phái Hoa Sơn & thánh cô Nhậm Doanh Doanh, ái nữ của Nhậm Ngã Hành, giáo chủ Triêu Dương thần giáo. Cuộc tao ngộ bất ngờ giữa chàng trai phiêu bạt với giai nhân nơi ngõ Lục Trúc đưa đến mối tình ngang trái giữa bạch đạo và hắc đạo qua âm nhạc. Khúc “Tiếu Ngạo Giang Hồ” trở thành võ công tuyệt kỷ, huyền diệu, huyễn hoặc, kỳ bí… gây kinh thiện động địa trong chốn võ lâm. Trên ba nghìn anh hùng hảo hán, võ nghệ đầy mình, võ công xuất chúng đang vây hãm Lệnh Hồ Xung để bỡn cợt bỗng tái mặt kinh hoàng, tuôn nhau đào thoát khi nghe thoang thoảng tiếng nhạc của thánh cô làm xiêu hồn bạt vía. Hợp tấu cầm tiêu với Lệnh Hồ Xung & Nhậm Doanh Doanh, với âm nhạc, với tình yêu, với tuyệt kỷ võ học đã làm mê hoặc con người qua “Tiếu Ngạo Giang Hồ”. Cảm nhận ảnh hưởng từ cung bậc và nhân vật vào thời xa xưa, trước công nguyên để nói lên cái uyên nguyên, huyền nhiệm của âm nhạc, hư cấu thành “tác phẩm nghệ thuật” trong thế giới võ lâm, âm điệu cổ xưa đó, thấp thoáng bóng dáng của “Phượng Cầu Hoàng”.

Tương truyền rằng, vào thời Xuân Thu (722-481 trước công nguyên), Tiêu Sử được Ngọc Hoàng ban cho ống tiêu bằng ngọc; tiếng tiêu tựa hồ tiếng phụng hoàng tung mây lướt gió vừa gáy vừa vũ điệu. Khi Tiêu Sử thổi, mây ngũ sắc hiện lên, nhấp nhô, bồng bềnh, chim chóc bốn phương bay đến múa lượn cùng cất tiếng hót chung quanh núi rừng như thiên đường huyền ảo.

Lộng Ngọc, con gái vua Tần Mục Công, nhan sắc diễm ảo, có tài nghệ thổi ống sanh. Nhà vua mở cuộc tuyển chọn Phò mã nhưng Lộng ngọc chưa có đối tượng vừa ý. Tiêu Sử hạ san, đến chốn cung đình trổ tài nghệ thổi tiêu, cả triều đình nhẫn ngơ, Lộng Ngọc say đắm. Nhà vua đúng ra kết duyên Lộng Ngọc cho Tiêu Sử. Tiêu Sử dạy cho Lộng Ngọc thổi tiêu, trong vòng nửa năm Lộng Ngọc đã thổi điêu luyện khúc “Phượng Hoàng”. Khi hai vợ chồng hòa với nhau khiến cho chim muông, sinh vật lạc vão cõi âm thanh huyền diệu.

Rồi một đêm trăng thanh gió mát, hai vợ chồng cảm hứng đem tiêu & sanh ra họa khúc “Phượng Hoàng”, âm thanh thánh thót, cao vút… bay tận trời xanh. Có con xích long & con tử phụng bay xuống. Tiêu Sử cỡi xích long, Lộng Ngọc cỡi tử phụng bay thẳng lên chốn bồng lai tiên cảnh.

Nhà Tiền Hán ở Trung Hoa được hình thành khi Lưu Bang lên ngôi Hoàng đế năm 202 trước công nguyên – Cao tổ nhà Hán – dựng nên cơ nghiệp nhà Hán. Theo “Trung Quốc Sử Cương”, Hán Võ Đế là bậc hùng tài, sùng nho học, ưa thần tiên… vì vậy “Vua Võ đế lập nhạc phủ, lượm những câu ca của các nước Triệu, Đại, Tần, Sở, sai Lý Diên Nhiên hiệp luật, Tư Mã Tương Như đặt lời, thể nhạc phủ ra đời từ đó”. Trước đó, nhã nhạc chỉ dùng trong các điển lễ của Triều đình rất được tôn sùng nhưng đến đời Hán bị mất dần ảnh hưởng. “Nhạc Phủ là bài ca phổ vào nhạc, có 2 loại: loại 5 chữ & loại 7 chữ. Loại 5 chữ chịu ảnh hưởng của Kinh Thi; loại 7 chữ chịu ảnh hưởng của Sở Từ. Trong nhạc phủ, thơ đời Hán đã có nhiều bài miêu tả rõ ràng, có nghệ thuật, và nhiều bài dân ca giọng mộc mạc, nhưng cảm động” (TQSC). Hán Vũ Đế có công thành lập cơ quan âm nhạc gọi là nhạc phủ để sưu tầm thi ca, ca dao đem ra phổ nhạc; danh xưng nhạc phủ hình thành từ đó.

Trong triều đại đó, ở đất Lâm Cùng, Thành Đô, nước Thục, nay là Tứ Xuyên, có chàng Tương Như tự Tràng Khanh, sinh năm 179, mất năm 117 trước công nguyên. Thuở nhỏ nhà nghèo, tư chất thông minh, giỏi thi phú, có ngón đàn tuyệt diệu, giỏi võ nghệ nhưng lận đận trên bước đường công danh. Ông có tên là Khuyển Tử, lớn lên đọc sách, yêu văn chương, thích hào khí của Lạn Tương Như thời Chiến Quốc nên lấy tên là Tương Như.

Khi dấn thân, Tương Như chỉ giữ chức quan nhỏ nên chán nản, bỏ chức, ngao du sang nước Lương giao tiếp với nhiều văn nhân nổi tiếng thời gian rồi trở lại đất Thục. Nhờ giỏi thi phú và có ngón đàn tuyệt diệu nên Tương Như được giới quan lại, quý tộc đón tiếp; trong đó có quan huyện Lâm Cùng là Vương Cát, cũng là ân nhân của Tương Như lúc khốn cùng. Vương Cát để Tương Như ở Đô Đình, chiêu đãi Tương Như như vị khách quý nên bóng dáng chàng lọt vào mắt nhà đại quý tộc Trác Vương Tôn. Trác vương Tôn có người con gái là Trác Văn Quân, tuyệt sắc giai nhân, giỏi thi phú, tuổi vừa mười tám nhưng đã góa chồng.

Một đêm đẹp trời, Trác Vương Tôn mời Vương Cát & Tương Như đến nhà dự tiệc. Vương Cát hiểu được dụng ý nên tỏ ra tâng bốc Tương Như, khi hơi men đã thấm Vương Cát đem đàn ra để hòa nhập thú vui tao nhã “cầm kỳ thi tửu” trong khung cảnh cao sang nhà quý tộc. Theo sự yêu cầu, Tương Như cầm đàn hậu tạ.

Tương Như nhờ cây ỷ cầm, gảy khúc “Phượng Cầu Hoàng”. Không gian như lắng đọng, thời gian như ngừng trôi, tiếng đàn réo rắt dìu dặt, du dương, trầm bỗng… lôi cuốn tâm hồn phiêu lãng vào cõi mộng mơ.

“Phương ơi! Phượng ơi! Hãy bay về làng cũ đi thôi, bao nhiêu năm ngao du bốn bể, mỏi cánh chim bằng tìm hình bóng chim hoàng, lòng mang nặng sầu vương. Nơi đây có bóng dáng mỹ nhân, tuy cùng chung trong gan tấc nhưng lại xa xăm, lòng nầy héo ruột héo gan! Làm sao cho phượng gặp gỡ hoàng! Xin nguyện làm đôi chim ương bay mãi tận trời xanh…”.

Trác Văn Quân núp sau rèm, đắm say từng cung bậc, say mê, cảm mến, tâm hồn ngất ngây theo khúc nhạc du dương. Hình ảnh Tương Như đã ngự trị trong trái tim nàng.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x