Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Trịnh Công Sơn Và Cây Đàn Lya Của Hoàng Tử Bé của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường mời bạn thưởng thức.

Hạt bụi và tia sáng

Nếu nói “ảnh hưởng” của một đại gia cổ điển nào đó đối với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, có lẽ dễ thuyết phục hơn là ảnh hưởng Phật giáo đối với người này.

Trịnh Công Sơn không phải là người ham nghiên cứu đạo Phật, điều ấy thật là hiển nhiên. Nhưng Trịnh Công Sơn đã lớn lên trong một thành phố đầy những ngôi chùa cổ, giữa những mối quan hệ Phật giáo hoặc trong tiếng chuông mỗi chiều hôm. Vậy ảnh hưởng của Phật giáo đối với Trịnh Công Sơn là một điều không thể tránh khỏi. Như ta biết, thế giới Trịnh Công Sơn là một vòng khép kín, giống như một lâu đài bằng đá ngày xưa, tĩnh mịch trong rừng, trong đó bằng sự nhạy cảm của một nghệ sĩ, Sơn thu nhận mọi thông tin về kiếp người và Sơn lơ đãng ngồi ký tên vào từng viên đá. Gần như quán xuyến tất cả, âm nhạc của Trịnh Công Son diễn ra trong cung la thứ, chuyển tải hết cả biến cố của một đời người.

Một truyền thuyết nhà Phật nói rằng về nỗi khổ của kiếp người, kinh sách Phật giáo có đến hàng vạn cuốn, rút gọn lại trong bốn chữ Sinh, Lào, Bệnh, Tử. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng đề cập đến những điều ấy, dù không có ý định.

Sinh, là một cú nhảy khỏi đầu trong kiếp luân hồi. Sinh, tự nó không phải là một điều đáng buồn; nhưng vì sinh mở đầu cho một chuỗi yếu tố gọi là khổ đế nên cũng không phải là điều đáng ước muốn. Kinh Thánh truyền đạt ý nghĩa của ngày lễ Nô-en tức là ngày sinh của Chúa, nên gọi là Tin Mừng, Trịnh Công Sơn thì gọi là Phúc âm buồn:

Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người (Gọi tên bốn mùa)

Đọc Trịnh Công Sơn, ta lấy làm ngạc nhiên khi bắt gặp một cái nhìn buồn bã về cuộc đời. Buồn bã vì trong cuộc sống đã có sẵn một biến cố đáng buồn là sự ra đời của một con người. Ôn Như Hầu, trong một tác phẩm nhuần thấm tư tưởng Phật giáo, cũng cho rằng: “thảo nào khi mới chôn nhau – đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra”. Điều ấy người ta cũng bắt gặp trong ngôn ngữ Trịnh

Công Sơn:Để một mai tôi về làm cát bụi

(Cát bụi)

Ta ru ta ngậm ngùi

(Ru ta ngậm ngùi)

Lưu ý rằng thời điểm của chữ Sinh rất ngắn và tuồng như con người chưa có đầy đủ ý thức về sự ra đời của chính mình. Vì thế, âm nhạc Trịnh Công Sơn ít khi nói trực tiếp vào sự ra đời mà chỉ nói qua ý niệm hát ru; và một cách nào đó, làm dịu đi ý nghĩa gay gắt của sự ra đời:

Tiếng khóc ban đầu còn đau, còn đau, còn đau

(Lời mẹ ru)

Nhưng Trịnh Công Sơn cũng nhanh chóng rời bỏ vấn đề này để sang địa hạt của chữ Lão…

Tóc xanh mấy mùa

(Phôi pha)

Con sông đâu có ngờ ngày kia trăng sẽ già

(Biết đâu nguồn cội)

Từng tuổi xuân đã già

(Phôi pha)

Chợt một chiều tóc trắng như vôi

(Cát bụi)

Lão hóa là một quá trình bất lực của thân thể trước vật chất và tinh thần. Thế giới đổi khác, và tôi cũng suy nghĩ khác, ấy là tôi đã già đi. Trịnh Công Sơn đã nói đến chữ Lão bằng tất cả giọng buồn nản:

Có một ngày bạc đầu tôi đi, tôi đi

(Có một ngày như thế)

Nếu Lão là một sự bất lực trước cuộc sống thì Bệnh là một tình trạng suy thoái và mất chất lượng của cuộc sống do sự bất lực tạo nên. Thân thể tiềm ẩn sẵn những mầm mống của bệnh; có thể coi con người là một con bệnh tiểm thể; và vì mang sẵn mầm bệnh như vậy, Trịnh Công Sơn tự xem mình ấp ủ sẵn một “mặc cảm lâm bệnh”. Có thể nói con người là một gã mắc bệnh trường kỳ, nghĩa là để hoạch định cho mỗi bước đi của mình trong cõi luân hồi, con người không có được mấy khoảnh khắc biểu hiện sự khỏe mạnh, tính chính xác hoặc là sự sáng suốt đáng tin cậy.

Ngày thu đông phố xưa nằm bệnh

(Có nghe đòi nghiêng)

Chập chờn lau trắng trong tay

(Chiếc lá thu phai)

Nghe bao nỗi đau trên bàn tay

(Tôi đang lắng nghe)

Ngày tháng trôi qua cơn đau mịt mù

(Hoa vàng mấy độ)

Không thể quên sự hạn chế của sức khỏe bản thân, những đêm khuya mất ngủ đã gieo vào lòng tác giả cái mặc cảm nói trên. Nhưng mặt khác, do một quan niệm có tính chất khổ hạnh, Trịnh Công Sơn đã xem “lâm bệnh” chính là bản chất cuộc đời.

Đáng buồn nhất là cái chết (Tử), đáng buồn khi người ta đụng đến nó. Triết học phương Tây cho rằng cái chết không thuộc về đời người: nó thuộc về vũ trụ, nó giống như bức tường trắng, trắng nhờ, phẳng lỳ vô nghĩa (J.P.Sartre, le Mur). Nhung với phương Đông cái chết thuộc về đời người. Nó găm vào hữu thể. Nó giống như con sâu đục khoét trái cây và làm rồng dần ruột trái cây. Vì mang sẵn mặc cảm “lâm bệnh”, nên theo Sơn nghĩ, con người ta có thể đi ra khỏi thế giới này lúc nào cũng được:

Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời

(Bên đời hiu quạnh)

Một hôm buồn lên núi nằm xuống

(Tự tình khúc)

Thí dụ bây giờ tôi phải đi, tôi phải đi, tay chia ly cùng đời sống

(Rơi lệ ru người)

Dưới vành môi mọc từng năm mộ (Có một dòng sông đã qua đời)

Cái chết là tất yếu, là bất khả kháng đối với con người. Hình ảnh cái chết, được lặp lại muôn nghìn lần, đã khiến cho âm nhạc Trịnh Công Sơn mang những lời tiên đoán xui xẻo, và một màu nâu xám buồn bã và mê hoặc.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x