Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Tứ Đại Mỹ Nhân của tác giả Phạm Văn Bân mời bạn đọc thưởng thức.

Ðể trả lời 1 số câu hỏi về vài điển tích trong bài “Hương Xưa” của Cung Tiến, anh Phạm Văn Bân đã bỏ công sưu tập và viết lên các điển tích của bốn người đẹp lừng lẫy trong văn học sử Trung quốc. Ðó là những người mà chim nhạn đang bay mà thấy thì phải rớt xuống (Tây Thi lạc nhạn), cá phải lặn sâu (Chiêu Quân trầm ngư), trăng phải đóng bít lại (Ðiêu Thuyền bế nguyệt) và hoa phải đâm ra xấu hổ (Dương Quý Phi tu hoa). Người Việt hay nói thoát đi là “đẹp đến nỗi chim sa, cá lặn, nguyệt thẹn, hoa nhường” là ám chỉ họ vậỵ

1) Chiêu Quân cống Hồ:

Chiêu Quân tên thật là Vương Tường, là một cung phi của vua Nguyên đế nhà Hán (48 – 53 trước Tây lịch). Lúc bấy giờ vua nằm mộng thấy mỹ nhân cùng giao ước 100 năm. Nhà vua cứ ngày đêm mơ tưởng đến người trong mộng nên truyền các quan địa phương tìm cho được người đẹp trong giấc mộng.

Thái sư Mao Diên Thọ lãnh phần việc ấy. Mao Diên Thọ thừa “nước đục thả câu”, ăn hối lộ của cung phi. Hễ ai đút lót tiền thì cho vẽ đẹp đẽ, xinh tươi dâng lên vua. Chiêu Quân đẹp nhất nên không chịu lo lót, lại còn xỉ vả Mao Diên Thọ. Do đó, khi cầm bức vẽ Chiêu Quân, hắn lấy viết chấm dưới mắt Chiêu Quân một chấm làm thành nốt ruồi.

Rồi khi dâng tranh lên vua, hắn sàm tấu rằng Chiêu Quân tuy đẹp nhưng có nốt ruồi mà sách tướng gọi là “thương phu trích lệ”. Ðó là nốt ruồi sát phu. Nhà vua nghe vậy nên không đoái hoài đến Chiêu Quân. Nhưng nhờ tiếng đàn tuyệt diệu, Chiêu Quân đã khiến cho Hoàng hậu thấu rõ oan tình và dàn xếp cho gặp Hán vương.

Chiêu Quân được phong làm Tây Cung vì nhà vua nhận ra đúng là người đã gặp gỡ trong mộng. Mao Diên Thọ bị kết án nhưng trốn được qua đất Hồ, đem dâng Phiên chúa bức tranh của Chiêu Quân làm Phiên chúa say đắm! Giặc Hung Nô khởi loạn, binh Hán đại bạị Phiên chúa đòi phải cống Chiêu Quân thì mọi việc được yên. Trước cảnh giang sơn nghiêng ngửa, vua Hán đành phải ngậm ngùi đưa Chiêu Quân sang cống Hồ.

Khi qua ải Nhạn Môn, trong nỗi niềm thương nước nhớ nhà, giận kẻ gian thần, nàng xuống kiệu, hướng về quê hương và dùng đàn khảy lên khúc “Khúc quá quan”. Giọng đàn bi ai thảm thiết, mọi người theo đưa đều não lòng nhỏ lệ Cây cỏ bên đường cũng héo hắt, gục xuống mặt đất như để buồn lây … Nhìn một con chim lẻ cánh bạt gió về chiều, nàng xót xa cảm cho thân thế, cất tiếng ngâm: Cánh én cô đơn đượm tủi sầu,

Ngang trời gió cuốn bạt về đâu.

Quan san ngàn dặm vương thương nhớ,

Hồ Hán từ nay cách biệt nhau.

Khi sang đến đất Hồ, Chiêu Quân yêu cầu Phiên chúa xây một chiếc cầu trên sông Hắc Thủy để tạ ơn Trời Ðất. Lên cầu, nhìn cánh nhạn bay, nhìn dòng sông Hắc Thủy, nàng xót xa đau đớn, ngao ngán thở dài:

Thủy hà sóng lạnh gió đìu hiu,

Cánh nhạn lê thê giải nắng chiều.

Thấp thoáng mây về nơi lữ thứ,

Mơ màng một giấc mộng cô liêu.

Ngâm thơ xong, nàng lao mình xuống sông Hắc Thủy! Cái chết trinh liệt của nàng khiến cho mọi người, kể cả Phiên chúa, ngậm ngùi thương tiếc và cảm phục. Văn thơ đời Hán và đời sau có nhiều bài nói về cuộc đời và sự hy sinh thanh cao của Chiêu Quân. Ðến đời nhà Tấn (265 – 419), vua Tấn Tư Mã Chiêu đổi tên Chiêu Quân thành Minh Phi. Thạch Sùng sáng tác khúc ca Vương Minh Quân.

Có khúc cổ nhạc gọi là “Chiêu Quân oán”, “Chiêu Quân cống Hồ”. Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, lúc Kiều đánh đàn cho Kim Trọng nghe, có câu: Quá quan này khúc Chiêu Quân, Nửa phần luyến chúa, nửa phần tư gia.

Trong “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Ðình Chiểu có câu: Chiêu Quân xưa cũng cống Hồ, Bởi người Diên Thọ họa đồ gây nên! Tỉnh Tuy Viễn ở Trung quốc, bắc giáp Mông cổ, cách 10 cây số về phía Nam hãy còn mộ của Vương Chiêu Quân. Nơi đây có 3 tòa cổ miếu xây bằng đá: mộ của Chiêu Quân ở ngôi miếu giữa, hai bên là mộ của hai nữ tỳ đã cùng tự tử với nàng.

Trên mộ bia có khắc mấy dòng chữ đã mờ vì thời gian “Vương Chiêu Quân chi mộ” Tương truyền cỏ ở chung quanh vùng này đều màu trắng, chỉ có cỏ mọc trên mộ Chiêu Quân màu đỏ, là giống cỏ ở Trung quốc mới có. Phải chăng đó là hồn thiêng của đất nước của người kỳ nữ đã hun đúc chuyện lạ để tiếng muôn đời?

2) Tây Thi và Trịnh Ðán.

Tây Thi, còn gọi là Tây Tử, tên Di Quang, là một giai nhân tuyệt sắc ở nước Việt (một nước thuộc tỉnh Triết Giang, Giang Tô và một phần Sơn Ðông ngày nay) thời Chiến Quốc. Nàng xuất thân từ một gia đình nghèo, cha đốn củi, nàng dệt vải ở thôn Trữ La. Trữ La có hai thôn: Ðông thôn và Tây thôn, phần nhiều họ Thi.

Vì nàng ở Tây thôn nên gọi là Tây Thi. Bạn nàng là Trịnh Ðán cũng là một giai nhân sắc nước, hương trời. Nhà ở gần sông, ngày ngày hai nàng cùng nhau ra đập sợi ở ven sông. Má hồng, nước biếc, hai bóng lộn nhau trông như hai đóa phù dung của buổi bình minh tươi đẹp.

Vua nước Việt là Câu Tiễn bại trận, phải cùng vợ sang làm người tù chăn ngựa cho vua Ngô. Sau khi được thả về, lòng uất ức căm hờn, mong rửa thù. Ðại phu Văn Chủng hiến cho 7 kế phá Ngô. Một trong 7 kế là đem mỹ nữ sang dâng để mê hoặc vua Ngô. Câu Tiễn liền thực hành ngay. Trong vòng nửa năm tuyển được 2,000 mỹ nữ, lại chọn 2 người đẹp nhất là Tây Thi và Trịnh Ðán.

Câu Tiễn sai Tướng quốc là Phạm Lãi đem 100 nén vàng đến thôn Trữ La rước 2 nàng về, trang sức lộng lẫy, cho ngồi trong xe có màn phủ. Người trong nước nghe tiếng mỹ nữ, ai cũng muốn xem mặt, tranh nhau ra ngoài đón coi. Ðường phố chật cứng! Phạm Lãi liền để 2 nàng trong quân xá rồi truyền dụ rằng:

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x