Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Từ Đồng Quan Đến Điện Biên của tác giả Đại Tướng Lê Trọng Tấn mời bạn thưởng thức.

CHƯƠNG HAI. SƯƠNG MÙ

Tôi vừa về Hà Đông thì được lệnh lên Quân khu nhận công tác. Anh Văn Tiến Dũng, Chính ủy Quân khu thay mặt Đoàn thể phân công tôi và anh Nguyễn Quyết xây dựng chi đội chủ lực đầu tiên của Quân khu. Tưởng ai, hóa anh Nguyễn Quyết chính là anh cán bộ có dáng thư sinh, nho nhã đã gặp tôi ở trại bảo an binh Hà Nội mấy hôm trước. Tôi nói vui:

Chắc bây giờ ông không cho bắt tôi nữa chứ!

Anh Quyết cười:

Công việc bù đầu, anh em bắt lúc nào mình không biết, thả lúc nào mình cũng không hay. Chỉ biết anh em bảo đi gặp cảm thông một đồng chí bị bắt nhẩm của Hà Đông.

Anh Dũng chó chúng tôi biết tình hình đất nước đang rất khẩn trương. Quân Nhật tuy đầu hàng nhưng còn giữ nguyên vũ khí. Quân Đồng minh chưa vào giải giáp quân Nhật, nhưng tàu chiến Pháp đã lăm le vào cảng Hải Phòng. Tham vọng chiếm lại Đông Dương của đế quốc Pháp đã có ngay từ khi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai chưa kết thúc.

Ngày 8 tháng 12 năm 1943, trong lúc đang còn lưu vong ở An-giê-ri, Đờ Gôn đã tuyên bố sẽ giải phóng Đông Dương. Ngày 17 tháng 8 năm 1945 ủy ban quốc phòng Pháp quyết định thành lập lực lượng viễn chinh Pháp ở Viễn Đông. Lực lượng gồm sư đoàn bộ binh thuộc địa số 9 do Va-luy chỉ huy đang làm nhiệm vụ chiếm đóng ở Đức, binh đoàn thiết giáp do Mát-suy chỉ huy và sư đoàn bộ binh thuộc địa số 3. Ở Viễn Đông lúc đó Pháp có một phái đoàn quân sự ở Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc), một bộ phận ở Căn-đi (Xri-lan-ca) một bộ phận ở Can-quýt-ta (Ấn Độ). Pháp còn trung đoàn thuộc địa số 5 do Ble-dô chỉ huy và lữ đoàn cơ động Viễn Đông ở Ma-lai-xi-a.

Ở Việt Nam sau khi bị phát xít Nhật hất cẳng, các nhà cai trị Pháp tập hợp nhau ở Côn Minh. Trong đám này có viên trung úy phòng nhì Pháp mang biệt danh Sanh-tơ-ni, người của Đờ Gôn mới từ Pa-ri sang.

Ngày 15 tháng 8, tại Côn Minh, Sanh-tơ-ni được tin Nhật đầu hàng Đồng minh. Mặc dù trong tay không có lực lượng và phương tiện, nhưng viên trung úy tình báo này đã thảo ngay một kế hoạch đổ bộ bằng máy bay xuống Hà Nội. Tất nhiên kế hoạch này không tính đến tình hình chính trị của Hà Nội lúc đó. Qua tin tức của phái bộ Anh và Mỹ, Sanh-tơ-ni được biết ở Việt Nam có một tổ chức cách mạng rất có uy tín trong quần chúng là Mặt trận Việt Minh. Người Pháp cần phải tức khắc có mặt ở Việt Nam.

Sanh-tơ-ni lựa chọn được một tốp những người tình nguyện trở lại Đông Dương trong số những viên chức và sĩ quan Pháp có mặt ở Côn Minh lúc đó. Y cũng đã điều đình xong với đoàn phi hành Pháp lái chiếc Đa-cô-ta từ Ấn Độ sang Côn Minh để sửa chữa. Bọn Mỹ biết tỏng âm mưu láu cá của người Pháp nên đã chỉ thị cho bọn Tưởng tại sân bay không được để cho người Pháp đến Hà Nội trước lúc Đồng minh vào tiếp quản, và người Pháp càng không được đến một mình.

Ngày hôm sau, 16 tháng 8, Sanh-tơ-ni bèn xoay cách khác để đưa bằng được phái đoàn của Pháp trở lại Việt Nam trước khi quân Đồng minh vào. Ông ta đề đạt với người Mỹ rằng hải quân Pháp còn hai chiếc tàu chiến vẫn ở vùng biển Hạ Long, răng người Pháp sẵn sàng giúp đỡ Đồng minh trong việc giải giáp quân đội Nhật. Được sự đồng ý của Mỹ, Sanh-tơ-ni điện cho viên trung úy hải quân Pháp Bờ-lăng-sa chỉ huy hai tàu chiến Cờ-ray-sắc và E-rê-kin kéo cờ tam tài cập bến Hải Phòng. Nhân danh phái bộ Đồng minh, Bờ-lăng-sa ra lệnh cho quân đội Nhật không được bắn vào máy bay Đồng minh. Bốn ngày sau, ngày 22 tháng 8, Sanh-tơ-ni đã trở thành một thành viên trong phái đoàn tiền trạm của Đồng minh đến Hà Nội.

Từ sân bay Gia Lâm đi ô-tô về khách sạn Mê-trô-pôn (nay là khách sạn Thống Nhất), Sanh-tơ-ni hết sức ngạc nhiên và có phần thất vọng khi thấy cái “xứ Bắc Kỳ bảo hộ” này hoàn toàn không giống một tý nào với những điều ông ta nghe được qua miệng các viên quan cai trị Pháp đã nói với ông ta hồi ở Côn Minh. Trong cuốn hồi ký Một nền hòa bình dở dang, Sanh-tơ-ni viết: Cả Hà Nội lồng lộng một biển cờ đỏ. Những tấm vải đồ sộ chăng từ cây này sang cây khác ngang đường phố với những dòng chữ bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Nga nói lên quyền làm chủ của Việt Nam: “Độc lập hay là chết!”, “Nước Việt Nam là của người Việt Nam!”.

Càng đi vào Hà Nội, nỗi thất vọng của Sanh-tơ-ni lại càng lớn. Lịch sử đã sang trang. Chính quyền cách mạng đã được thành lập. Người Pháp không thể theo gót quân Đồng minh để chiếm lại thuộc địa cũ.

Mấy ngày sau, nhân danh phái đoàn Đồng minh đi thăm những tù binh Pháp bị Nhật giam giữ, Sanh-tơ-ni đến khách sạn Mê-trô-pôn. Mấy ngày sau y lại đi cùng mấy sĩ quan Nhật vào thẳng phủ toàn quyền (nay là Phủ Chủ tịch). Ngay hôm sau, lá cờ tam tài được kéo lên cột cờ. Lá cờ tam tài xuất hiện ở phủ toàn quyền đã gây nên mối công phẫn trong nhân dân Thủ đô. Thanh niên nô nức tòng quân, sẵn sàng giết giặc.

Trung đoàn Hà Đông vừa thành lập được một tuần lễ thì tôi và anh Quyết được gọi lên Quân khu nhận nhiệm vụ, Anh Quyết được lệnh đi Khu 5, còn tôi lên Sơn La. Ở Khu 5, mặt trận Tây Nguyên bị vỡ; ở Sơn La, Lai Châu có nơi ta chưa lập xong chính quyền thì tàn quân Pháp từ Côn Minh đang quay trở lại. Hai nơi đó đang thiếu cán bộ.

Tôi ra Hà Nội báo tin cho gia đình biết để đi Sơn La.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x