Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Tủ Thuốc Gia Đình – Vườn Thuốc Nhà của tác giả Nguyễn Sĩ Quốc mời bạn thưởng thức.

2. VƯỜN THUỐC CÓ CẦN NHIỀU ĐẤT KHÔNG?

Vườn thuốc dùng cho gia đình không cần nhiều đất lắm. Ở miền núi chỉ cần một vài miếng đất là đủ.

Trước đây ở miền núi các nhà sàn đều có sàn bằng tre. Nhiều gia đình cũng ghép gỗ, cót làm một ô nhỏ đem đất đổ vào, trồng hành, trồng tỏi. Bây giờ có thể làm như vậy, nhưng rộng hơn.

Chung quanh nhà sàn thường có đất làm vườn. Bây giờ làm kinh tế trang trại, làm kinh tế VAC (vườn, ao, chuồng) đều có thể sắp xếp một vườn cây thuốc nhỏ. Vốn bỏ ra chủ yếu là công sức lao động khi nhàn rỗi.

3. TRỒNG CÂY THUỐC CÓ KHÓ KHÔNG?

Không khó. Vì, nhân dân ta ở miền núi cũng như miền xuôi, đã có nhiều người trồng nhiều cây thuốc và đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Vì, các nhà nghiên cứu của ta ở các trường dược, ở các viện nghiên cứu và trại dược liệu ở các hội đông y đã tìm hiểu, trồng trọt, viết thành sách hướng dẫn cách trồng và sử dụng hàng nghìn cây thuốc Việt Nam.

Ta có thể học trong sách, học thầy, học bạn, học các cụ người cao tuổi, học già làng, trưởng bản để trồng cây thuốc.

Ta có thể đến tận những nơi đã trồng cây thuốc để tham quan, mua giống về trồng, không ai giấu diếm những tri thức đó.

4. NÊN TRỒNG NHỮNG CÂY THUỐC NÀO?

-Trước hết là các cây thuốc có sẵn trong vùng vì những cây này đã hợp thuỷ thổ nên trồng chắc sống.

– Trong các cây thuốc đó, ta chọn lấy những cây mà ta cần.

Thí dụ:

Cây thuốc bổ Cây thuốc chữa cảm cúm, ho.

Cây thuốc chữa bệnh tiêu hoá.

Cây vừa làm thuốc vừa làm rau.

Cây vừa làm thuốc vừa làm cây cảnh.

Dưới đây xin giới thiệu một số cây thuốc có thể trồng trong vườn thuốc gia đình.

Cây tía tô:

– Cây này trồng được ở tất cả các vùng ở nước ta.

– Cây này còn gọi là cây tử tô, hom tô, hom đeng (Thái) phần cưa (Tày), cần phân (Dao).

Là một loại cây nhỏ, cao 0,5m đến 1m. Thân vuông, mọc thẳng đứng, có lông.

Lá mọc đối, hình trứng, đầu nhọn, mép có răng cưa to, mặt trên xanh lục, mặt dưới mẫu tía, có lông.

Toàn cây có tinh dầu, mùi thơm. Hoa nhỏ mẫu trắng hay tím mọc thành chùm ở kẽ lá hay đầu cảnh thành chùm dài 6cm đến 20cm.

Quả hình cầu nhỏ.

Trồng bằng hạt, vào vụ đông xuân (đầu năm).

Loại cây này ưa nơi ẩm, bóng mát, ít chịu hạn. Trồng trong luống cao, có rãnh chung quanh. Cây nọ cách cây kia từ 20cm đến 30cm

Thu hoạch vào mùa thu đông (tháng 10 tháng 11 dương lịch). Cắt lá và cành. Lá phơi trong râm mát, cành chặt ra phơi khô.

Công dụng:

-Tía tô được dùng làm rau thơm ăn theo khẩu vị và ẩm thực cổ truyền. Thí dụ: nấu canh với cả.

Tía tô dùng để thông hơi hoặc nấu cháo giải cảm (cùng dùng với các lá khác như kinh giới, hương nhu. v. v..)

Để giải độc (thí dụ chữa đau bụng sau khi ăn cá, ốc, cua) bằng cách sau đây:

Lá, hạt tía tô: 3g đến 10g, gừng sống 8g. Sắc với 3 cốc nước (600ml) cô lại còn 200ml (1 cốc)

Uống 1 cốc/ngày. Nếu cần, uống 3 ngày liền.

Chú ý: Muốn để cây làm giống thì không hái lá mà để cho cây ra hoa, ra quả rồi cắt cả cành, lá, hoa, quả (có hạt) đem về phơi trong mát, rồi lấy hạt, bỏ cành, bỏ tạp chất, tránh phơi ở nắng to.

Cây kinh giới:

Cây này còn gọi là khương giới, nhà nát hom (Thái)

– Trồng được ở hầu hết các vùng.

– Là loại cây nhỏ, cao 40 cm đến 60cm. Thân vuông, có lông mịn.

Lá mọc đối, mép khía răng, gân lá nổi rõ ở mặt dưới.

Hoa nhỏ, mầu tím nhạt, mọc thành bông lệch ở đầu cành.

Quả thuôn nhẫn. Toàn cây có mùi thơm.

Cách trồng:

Tháng 5 – 6 dương lịch: gieo hạt.

Trồng cây vào các tháng 6-7.

Trồng nơi đất xốp hay đất cát pha có độ ẩm cao, thoát nước (luống có rãnh) vì cây chịu hạn kém.

Thu hái vào mùa thu lúc cây đang ra hoa (tháng 8-9-10 dương lịch). Hái cành, hoa, lá đem phơi hay sấy khô.

Công dụng:

Làm nổi nước xông gồm lá tía tô, kinh giới, hương nhu để chữa cảm cúm.

Mỗi lần dùng từ 10 đến 16g cây khô hoặc 20g – 30g cây tươi để sắc uống.

Làm gia vị, ăn theo tập quán ẩm thực, thí dụ: ăn với lòng lợn.

Cây lá lốt:

Còn gọi là tất bát, phjặc pat (Tày)

– Là một loại cây cỏ mọc bò, sống dai. Thân phồng lên ở các mấu, có lông nhỏ, cao 30cm đến 40cm.

Lá mọc so le, hình tim, mép uốn lượn, mặt trên nhẫn, mặt dưới có lông mịn ở các gân. Cuống lá có bẹ ở gốc. Cụm hoa là một bông đơn tính mọc ở kẽ lá. Quả mọng đựng một hạt. Cách trồng: Trồng bằng đoạn thân cắt ngắn khoảng 20cm 25cm, trồng vào nơi ẩm ướt dưới bóng cây mát. Thường trồng vào mùa xuân (tháng 1,2,3 dương lịch).

Thu hái vào mùa thu (các tháng 9-10 dương lịch). Có thể hái lấy lá dùng quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô.

Công dụng:

Có thể dùng để quấn thịt băm, rán lên.

Dùng để chữa đau răng hoặc viêm răng bằng bài thuốc: Lá lốt, hương nhu, trầu không, mỗi loại 30g tươi sắc lên, cô lấy 1/3. Súc miệng bằng dung dịch này.

Lá lốt còn dùng với hương nhu, ngải cứu để chữa thấp khớp, nhất là khớp gối.

Cây hương nhu:

Có hai loại hương nhu: Hương nhu trắng còn gọi là é lá lớn và hương nhu tía (é tía, é đỏ).

Hương nhu trắng:

Cây nhỏ, sống lâu năm, cao 1m đến 1,5m. Thân vuông có lông.

Lá mọc đối chéo, mép khía răng thô, đầu nhọn dài, có lông.

Hoa trắng mọc thành xim đơn ở kẽ lá

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x