Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Vài Nét Về Tâm Lý Học Phổ Thông Và Tâm Lý Học Phật Giáo của tác giả Thích Nữ Hương Nhũ mời bạn thưởng thức.

I. VÀI NÉT VỀ TÂM LÝ HỌC PHỔ THÔNG VÀ TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO

1. Tâm lý học là gì?

Thuật ngữ tâm lý học bắt nguồn từ hai tiếng La Tinh: Psyche: có nghĩa là tinh thần và Logos có nghĩa là khoa học. Tâm lý học có nghĩa là khoa học về tâm lý.

Khoa học tâm lý là hoạt động và kết quả của sự tìm hiểu cội nguồn và sự vận động của các hiện tượng và quy luật tâm lý.

· Xét về mặt hiện tượng: Tâm lý (cái tâm hiểu theo nghĩa rộng) là tất cả những quá trình và những sản phẩm của hoạt động phản ánh hiẹn thực khách quan vào trong não. Đó là những quá trình: cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, chú ý, ghi nhó, nhớ lại, xúc cảm và hành động…Đó là những sản phẩm như hình ảnh, biểu tượng, khái niệm, tư tưởng, tình cảm, ý chí, xu hướng, năng lực, tính cách, khí chất…

·Xét về mặt bản chất: Tâm lý là sự phản ánh một cách chủ quan cái hiện thực khách quan nào trong não của mỗi con người như là chức năng của não nói riêng, của hệ thần kinh nói chung. Ở con vật cũng có tâm lý nhưng cái khác nhau cơ bản giữa tâm lý con người và tâm lý con vật là ở chỗ tâm lý con người phong phú đa dạng và có trình độ cao hơn hẳn, mà chúng ta gọi là ý thức, cái mà động vật không thể có được.

Tâm lý con người có hai cấp độ: tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội.

2.  Khái niệm tâm lý trong tâm lý học phổ thông:

a. Thuật ngữ tâm lý trong khoa học là tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong tinh tâm thức con người, gắn liền và điều hành mọi hoạt động, hành động của con người. Theo cách hiểu này thì tâm lý con người và nhận thức, trí tuệ, cảm xúc, tình cảm, ý chí đến tính cách, ý thức và tự ý thức, là nhu cầu năng lực của con người. Đến các động cơ hành vi, đến các hứng thú và khả năng sáng tạo, khả năng lao động đến các tâm thế xã hội và những định hướng giá trị của con người….

b. “Cái tâm” trong tâm lý học phổ thông:

Tâm là toàn phần được tổ chức của những tiến trình và kết cấu tâm lý, tri giác, vô tri giác và nội tâm linh; Về mặt triết học, thay vì về mà tâm lý là thực thể hay tầng lớp căn bản của những kết cấu và tiến trình ấy. [1]

Theo triết học: tâm được dùng theo hai nghĩa chính:

@ Tâm cá nhân là cái tự ngã hay chủ thể tri giác, hồi nhớ, tưởng tượng, cảm giác, quan niệm, lý luận, ước muốn….và về mặt chức năng liên hệ với một cơ thể cá nhân.

@ Tâm khảo sát với tính cách chung, là một thể chất siêu hình thấm nhuần tâm của tất cả mọi cá nhân và nó là đối nghịch với vật chất hay vật thể

So sánh với “Cái Tâm” trong tâm lý học Phật giáo thì cái nhìn của Đạo Phật về phương diện này rất tổng quát, không giới hạn vào con người, vì xem con người như một trong các sinh vật, như một thành phần trong cuộc sống nói chung. Tâm ở đây không phải là cái tự ngã hay chủ thể tri giác mà chỉ là một dòng trôi chảy của các nhân duyên. Cuộc sốg là một tiến trình miên man không ngừng trôi của thập nhị nhân duyên. Đời sống tâm lý tất nhiên không ra ngoài tiến trình ấy.

c. Chức năng của tâm lý:

Mọi hành động của con người đều do tâm lý điều hành. Sự điều hành ấy biểu hiện qua những chức năng sau đây:

– Chức năng nhận thức của tâm lý: Chức năng này giúp con người nhận biết thế giới khách quan, giúp con người phân tích đánh giá sự vật, hiện tượng xảy ra chung quanh mình.

– Chức năng định hướng khi bắt đầu hoạt động: trước hết ở con người xuất hiện các nhu cầu và nảy sinh động cơ, mục đích hoạt động (lý tưởng, niềm tin, lương tâm, danh dự…).

– Chức năng làm hành động thúc đẩy hoạt động: tình cảm, tình yêu, say mê, căm thù….

– Chức năng giúp con người điều chỉnh hoạt động: bằng trí nhớ và khả năng phân tích, so sánh.

d. Đặc điểm của tâm lý:

-Các hiện tượng tâm lý vô cùng phong phú, phức tạp và đầy bí ẩn, như tục ngữ có câu:

“Dò sông, dò biển dễ dò,

Lòng người trắc trở ai đo cho tường”.

Với đà phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay không phải mọi bí ẩn của các hiện tượng tâm lý đều giải thích được. Tâm lý học phổ thông đã chứng minh được sự tồn tại của nhiều hiện tượng siêu tâm lý (thần giao cách cảm, thấu thị..) đến nay vẫn chưa thể giải thích được cơ chế của các hiện tượng đó.

– Các hiện tượng tâm lý tuy phong phú, đa dạng nhưng liên hệ nhau chặt chẽ. Chúng tác động, ảnh hưởng và chi phối lẫn nhau.

– Tâm lý học phổ thông cũng nhìn nhận tâm lý là hiện tượng tinh thần, tồn tại trong đầu óc con người. Chúng ta không thể nhìn thấy nó, không thể sờ thấy, không thể cân đo, đong, đếm một cách trực tiếp như những hiện tượng vật chất khác. Do vậy, tâm lý học phổ thông đã nghiên cứu các hiện tượng tâm lý bằng nhiều phương pháp mà điển hình là phương pháp quan sát những biểu hiện bên ngoài của tâm lý bên trong thông qua các giác quan.

– Các nhà tâm lý học khẳng định:

“Các hiện tượng tâm lý có sức mạnh vô cùng to lớn trong đời sống con người. Tâm lý có thể làm tăng hoặc giảm sức mạnh tinh thần và cả sức mạnh vật chất của con người. Thậm chí con người cũng có thể chết vì tác động tinh thần, tác động tâm lý” [2]

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x