
Viết Các Ghi Chép Điền Dã Dân Tộc Học – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Viết Các Ghi Chép Điền Dã Dân Tộc Học của tác giả Robert M. Emerson
Chương 1: Ghi chép điền dã trong nghiên cứu dân tộc học
Nghiên cứu điền dã dân tộc học gắn liền với việc tìm hiểu về các nhóm người và các tộc người trong cuộc sống hằng ngày của họ. Việc nghiên cứu như vậy liên quan đến hai hoạt động khác nhau.
Thứ nhất, nhà nghiên cứu thực địa bước vào một bối cảnh xã hội và bắt đầu làm quen với những con người gắn với bối cảnh ấy; thường thì trước đây người ta chưa biết rõ về bối cảnh này.
Nhà nghiên cứu sẽ tham dự vào nhịp điệu cuộc sống thường nhật, phát triển các mối quan hệ lâu dài với con người trong bối cảnh ấy và quan sát tất cả những gì đang diễn ra. Trên thực tế, thuật ngữ “quan sát tham dự thường được dùng để nêu lên đặc điểm nổi bật của cách tiếp cận nghiên cứu cơ bản này.
Thứ hai, nhà nghiên cứu sẽ viết lại một cách đều đặt và có hệ thống những gì mình quan sát và học hỏi được khi tham dự vào chu kỳ cuộc sống thường nhật của người khác.
Thông qua việc này, nhà nghiên cứu sẽ tạo ra ngày càng nhiều dữ liệu thành văn về các quan sát và trải nghiệm ấy.
Hai hoạt động có liên quan với nhau này tạo thành cốt lõi của nghiên cứu điền dã: ban đầu tham dự trực tiếp vào một thế giới xa lạ, sau đó viết các báo cáo thành văn về thế giới đó dựa trên sự tham dự ấy.
Trong các phần sau, chúng tôi sẽ xem xét chi tiết mỗi hoạt động nói trên, sau đó đưa ra ý nghĩa của chúng đối với việc ghi chép điền dã.
Tuy nhiên, các nhà dân tộc học có cách nhìn nhận lợi ích cơ bản của việc quan sát tham dự và cách trình bày dưới hình thức viết những gì họ đã thấy và trái nghiệm tại thực địa rất khác nhau.
Cách chúng tôi hiểu và trình bày về quá trình viết và phân tích các ghi chép điền dã trong chương này và các chương kế tiếp phản ánh định hướng lý thuyết riêng của chúng tôi.
Ở đây, chúng tôi muốn trình bày thật ngắn gọn nhận định và theo đuối lý thuyết cơ bản của mình, chúng tôi sẽ nêu cụ thể và triển khai chúng khi để cập đến các quá trình viết và phân tích ghi chép điền dã ở những chương sau.
Chúng tôi tiếp cận dân tộc học như là một phương thức để tìm hiểu và miêu tả thế giới xã hội, rút ra từ truyền thống lý thuyết tương tác biểu tượng và phương pháp luận dân tộc học.
Điểm chung của hai truyền thống này là quan điểm cho rằng thế giới xã hội được diễn giải như là các thế giới: “Hiện thực xã hội là một thế giới được diễn giải, không phải là thế giới theo nghĩa đen, luôn luôn trong quá trình – ND] xây dựng có tính biểu tượng” (Altheide và Johnson, 1994:489).
Các thế giới xã hội này cũng được tạo ra, duy trì và thông qua sự tương tác với những thế giới xã hội khác, trong khi các quá trình diễn giải ý nghĩa luôn giữ vị trí trung tâm.
[Lý thuyết] tương tác có tính biểu tượng cho rằng “hành động của con người luôn diễn ra trong một tình huống mà người hành động gặp phải và rằng anh ta hành động dựa trên nền tảng xác định tình huống gặp phải (Blumer, 1997:4).
Tương tác này tập trung vào các hoạt động của con người trong các mối
quan hệ mặt đối mặt khi những quan hệ này tác động và gắn liền với việc xác định các tình huống (Rock, 2001:26). Kết quả là mối quan tâm riêng với quá trình, nghĩa là chuỗi những tương tác và diễn giải tạo ra ý nghĩa và những kết quả, vừa không dự đoán được vừa có tính phát sinh.
Phân tích của Schutz (1962, 1964) phần nào khơi gợi nên phương pháp luận dân tộc học, về các ý nghĩa và giả định được coi là đương nhiên tạo ra các tương tác và phương pháp này có thể hiểu là đề xuất ra một “xã hội bao gồm các giao dịch không ngừng nghỉ, luôn gợi mở, thông qua đó các thành viên gắn kết với nhau và với các sự vật, chủ đề, mối quan tâm mà họ thấy có liên quan (Pollner và Emerson, 2001:120).
Các giao dịch như vậy phụ thuộc và được rút ra từ một số “tiến trình và thực hành mang tính con người”, bao gồm “sự hiểu biết nền tảng” không ăn khớp, một loạt các “thực hành có tính diễn giải riêng biệt, và các tiến trình “tư duy mang tính thực tiễn” của các cả nhân (Poliner và Emerson, 2001: 122).
Những điểm nhấn mạnh chung về sự diễn giải và tương tác, sự kiến tạo xã hội và khả năng hiểu biết về ý nghĩa trong những nhóm người và tình huống khác nhau, làm nổi bật cách tiếp cận cua chúng tôi đối với tham dự dân tộc học, miêu tả, khắc ghi và ý nghĩa cụ thể mà chúng tôi rút ra được từ những tiến trình này cho việc thực hiện viết ghi chép điền dã.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.