
Việt Sử Giai Thoại Tập 3 – 71 Giai Đoạn Thời Trần – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Việt Sử Giai Thoại Tập 3 – 71 Giai Đoạn Thời Trần của tác giả Nguyễn Khắc Thuần mời bạn thưởng thức.
2 – CHUYỆN THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
Trần Thủ Độ (1194 – 1264) là người có công rất lớn trong việc dứt bỏ nhà Lý đã tàn tạ mà lập ra triều Trần (1225 – 1400). Hậu thế mãi mãi ghi nhớ câu nói thể hiện khí phách hiên ngang đáng kính của ông trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lăng lần thứ nhất: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ chớ có lo gì”; nhưng ít ai chú ý đến những chi tiết rất độc đáo khác trong lí lịch cuộc đời của nhân vật lịch sử này. Xin được mạo muội bổ khuyết bằng lời dịch một đoạn ghi chép của sách Đại Việt sửkí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 28 b và 29 a) như sau :
“Thú Độ tuy không có học vấn nhưng tài trí hơn người, làm quan triều Lý được mọi người suy tôn. Thái Tôn lấy được thiên hạ đều nhờ vào mưu sức của ông cả, vì thế, ông được nhà nước dựa cậy, quyền át cả vua. Bấy giờ có kẻ đàn hặc ông, vào gặp Thái Tông, khóc mà nói rằng: “Bệ hạ còn thơ ấu mà Thủ Độ thì quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?”. Thái Tông lập tức ra lệnh cho xe ngựa đến dinh Thủ Độ, bắt cả người đàn hặc ấy đem theo và kể hết những lời người ấy nói cho Thủ Độ biết. Thủ Độ trả lời rằng : “Quả có đúng như những lời hắn nói thật”. Xong, đem tiền lụa mà thưởng cho.
Linh Từ Quốc Mẫu có lần ngồi kiệu đi qua thềm cấm, bị quân hiệu ngăn lại, về dinh khóc kể với Thủ Độ rằng: “Mụ này làm vợ ông mà bị bọn quân hiệu khinh nhờn đến thế ư ?”. Thủ Độ tức giận liền sai người đi bắt người quân hiệu kia. Người quân hiệu ấy nghĩ rằng mình chắc là phải chết. Đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi trước mặt Linh Từ, người quân hiệu ấy cứ theo sự thực mà trả lời. Thủ Độ nói: “Ngươi ở chức thấp mà giữ được luật pháp, ta còn trách gì được nữa”. Nói xong, đem vàng lụa thưởng cho.
Có lần Thủ Độ đi duyệt định hộ khẩu, bà Quốc Mẫu xin riêng cho một người được làm chức Câu đương, Thủ Độ gật đầu rồi ghi rõ họ tên quê quán người đó. Khi xét duyệt đến xã ấy, liền hỏi tên nọ ở đâu, người đó mừng rỡ chạy đến. Thủ Độ bảo hắn: “Ngươi vì có Công chúa xin cho được làm Câu đương, không thể ví như những Câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt với người khác!” Người đó van xin mãi mới tha cho. Từ đó không ai dám đến thăm Thủ Độ vì việc riêng nữa.
Thái Tông có lần muốn cho người anh của Thủ Độ là An Quốc làm Tể tướng, Thủ Độ tâu: “An Quốc là anh thần, nếu cho là giỏi hơn thần thì thần xin trí sĩ, còn nếu cho thần giỏi hơn An Quốc thì không thể cử An Quốc. Nếu anh em đều làm Tể tướng cả thì việc triều đình sẽ ra sao?”. Vua bèn thôi.
Thủ Độ tuy làm Tể tướng nhưng mọi việc đều để ý chu tất, vì thế đã giúp nên vương nghiệp và giữ được tiếng tốt cho đến lúc mất”.
Người kể chuyện xin có hai chú thích nhỏ. Một là Linh Từ Quốc Mẫu (gọi tắt là Quốc Mẫu) hay Công chúa nói đến trong ghi chép trên chính là bà Trần Thị Dung, vợ của Trần Thủ Độ. Bà vốn là con gái của Trần Lý, từng là Hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông, nhà Lý đổ, bà bị giáng làm Thiên Cực Công chúa và đem gả cho Trần Thủ Độ. Do có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược lần thứ nhất, khi mất, bà được phong là Linh Từ Quốc Mẫu. Chú thích thứ hai: chức Câu đương chỉ là một chức dịch nhỏ ở xã.
Lời bàn: Chính quyền nhà Trần là chính quyền của quý tộc họ Trần. Chính quyền ấy cho phép con em quý tộc được quyền sống dựa vào uy danh và bổng lộc của cha ông. Song, đọc chuyện Trần Thủ Độ, ai dám bảo con cháu ông sẽ dựa hơi ông để ức hiếp người đời !
3 – HỘI THỂ ĐẾN THỜ NÚI ĐỒNG CỔ
Núi Đồng Cổ cũng tức là núi Khả Phong, là một ngọn núi ở Thanh Hóa. Người xưa cho rằng trên núi Đồng Cổ có vị thần rất thiêng, từng giúp vua Lý Thái Tổ (10101028) đánh thắng quân Chiêm Thành (năm 1020), lại còn thác mộng mà báo cho Lý Thái Tông (1028 1054) biết trước loạn Tam vương (tức việc Vũ Đức Vương, Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương giành ngôi vua với Thái tử Lý Phật Mã vào tháng 2 năm 1027), bởi vậy, triều Lý đã cho xây đền thờ thần núi Đồng Cổ ở ngay trong kinh thành Thăng Long, dân quen gọi là đền thờ Đồng Cổ. Hội thể đền Đồng Cổ được nhà Lý tổ chức khá đều. Đến thời Trần, vào năm Đinh Hợi (1227), vua Trần Thái Tông mới bắt đầu tuyên bố các khoản minh thệ rõ ràng. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 5, tờ 4 bị chép rằng:
“Hằng năm, vào ngày mồng 4 tháng 4, Tể tướng và trăm quan đến chực ở ngoài cửa thành từ lúc gà gáy, đến tờ mờ sáng thì tiến vào triều. Vua ngự ở cửa Hữu Lang điện Đại Minh, trăm quan mặc nhung phục, lạy hai lạy rồi lui ra. Ai nấy đứng thành đội ngũ, sắp nghi trượng mà theo hầu ra cửa Tây thành, vào đển thờ núi Đồng Cổ, họp nhau uống máu ăn thể. Quan Trung thư kiểm chính tuyên đọc lời thề rằng: “Làm tôi tận trung, làm quan trong sạch, ai trái lời thề này xin thần minh giết chết”. Đọc xong, Tể tướng sai đóng cửa để điểm danh, người vắng mặt phải phạt năm quan tiền. Ngày hôm ấy, trai gái bốn phương đứng chật ních bên đường để xem như một ngày hội lớn”.
Lời bàn: Hội thế vốn là một trong những tập tục đã có từ lâu, quy mô lớn nhỏ khác nhau, nghi thức muôn vẻ khác nhau cũng đều có cả. Từ thời Lý, hội thể trở thành một nghi lễ quốc gia, đặc biệt hơn chăng thì cũng là ở chỗ này.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.