
Việt Sử Giai Thoại Tập 5 – 62 Giai Đoạn Thời Lê Sơ – Web Tải Sách Miễn Phí Ebooks PDF
Giới thiệu & trích đoạn ebook
Sách Việt Sử Giai Thoại Tập 5 – 62 Giai Đoạn Thời Lê Sơ của tác giả Nguyễn Khắc Thuần mời bạn thưởng thức.
02 – SỰ TÍCH ĐIỆN TIÊN DU
xứ Phật Hoàng, động Chiêu Nghi, Lam Sơn, Thanh Hóa, có một ngôi điện nhỏ, gọi là điện Tiên Du. Điện này được lập từ thế kỉ XV. Sách Lam Sơn thực lục (quyển 1) đã chép về sự tích điện Tiên Du này như sau:
“Thuở ấy, Vua (chỉ Lê Lợi – ND) sai người đến cày ruộng ở xứ Phật Hoàng thuộc động Chiêu Nghi. (Người cày) bỗng thấy một vị sư già, mình khoác áo trắng, đi từ hướng làng Đức Trai tới, vừa đi vừa than rằng:
Đất này đẹp quá, thế mà chẳng có ai để trao cho.
Người cày thấy thế, vội chạy về báo Vua hay. Vua chạy gấp đến hỏi. Có người cho biết:
Nhà sư đã đi rồi.
Theo hướng chỉ, Vua đi nhanh đến sách Quần Đội, huyện Lôi Dương. (Dọc đường), Vua thấy có cái thẻ tre để rằng:
Thiên đức thụ mệnh, Tuế trung tử thập, Số dĩ chỉ định Tích tại vị cập.
(Nghĩa là: Đức trời nhận mệnh, vào tuổi bốn mươi, số kia đã định, tiếc thay chẳng kịp). Vua thấy chữ ấy mà mừng nên càng cố đi nhanh. Lúc ấy, rồng vàng hiện lên che lấy Vua. Vừa chợt thấy, vị sư già đã thưa rằng :
– Tôi từ đất Ai Lao đến, người họ Trịnh, tên tự là Bạch Thạch Sơn Tăng. Thấy Vua khí tượng khác người, đoán là có thể làm nên việc lớn.
Vua quỳ xuống thưa rằng:
Mạch đất của tôi đây sang hèn ra sao, dám xin thầy chỉ rõ cho.
Vị sư già nói:
Xứ Phật Hoàng, động Chiêu Nghi có một thửa đất rộng chừng nửa sào, có hình tượng như cái ấn của nước nhà, bên tả có thái thất là núi Chí Linh ở Mường Giao Lão. Trong núi ấy có gò Tiên Bạn, Chiêu Sơn ở xã An Khoái là án, phía trước có nước Long Sơn, phía trong có nước Long Hồ hình xoáy như ruột ốc, bên hữu có nước hồ bao quanh, phía ngoài chân núi tựa như chuỗi hạt. Đất ấy, đàn ông thì quý không thể nói được, nhưng đàn bà thì hẳn là sẽ phải thất tiết. Tôi e rằng con cháu ngài về sau nó không ở cùng với nhau. Ngôi báu tất có khi trung hưng, mệnh trời có thể biết trước được. (Bây giờ) nếu có được thầy giỏi, đem hài cốt đi cải táng thì vẫn có thể phấn phát được dăm trăm năm.
Nghe lời vị sư già, Vua đem hài cốt của thân phụ táng ở xứ ấy. Vào khoảng giờ Dần (từ 3 đến 5 giờ sáng ND), khi Vua về đến thôn Giao Xá Hạ thì vị sư già ấy cũng bay lên trời. Vì lẽ này, Vua cho lập điện Tiên Du ở đấy. Trong động Chiêu Nghi, Vua cho dựng am nhỏ (chỗ mộ Phật Hoàng). Đó chính là gốc cội của sự phát tích”.
Lời bàn: Chuyện này có đến ba điều đáng suy gẫm. Thứ nhất, nhờ người nhà đi cày về mách bảo, Lê Lợi mới hay là có thấy phong thủy đi qua xứ mình. Người cày ấy chính là nhân chứng bằng xương bằng thịt vậy. Thứ hai, thầy phong thủy lại cũng là một vị sư già, tự hiệu Bạch Thạch Sơn Tăng, vốn người Ai Lao, tức là người xử lạ. Cứ theo nếp nghĩ “bụt chùa nhà không thiêng” thì người xứ lạ thường là người giỏi hơn xứ mình, họ mà đã nói thì còn sai vào đâu được. Vả chăng, đã là người xửlạ, giá thử như có người nào khó tính của xứ mình muốn đến gặp để kiểm chứng lại. việc nhiêu khê này cũng chẳng dễ gì làm. Thứ ba, thấy phong thủy sau khi chỉ huyệt đại phát cho Lê Lợi, đã bay thẳng lên trời. Với đấng phi phàm ấy, thế tục chỉ còn biết hãy vâng theo và nghiêm cần kính thở.
Từ ba điều đáng suy gẫm ấy, dễ thường cùng có cả trăm lẽ khiến cho thiên hạ kéo về tụ nghĩa ở Lam Sơn. Chí quật khởi có thật, cộng với khí thiêng sông núi và mệnh trời vô hình lẫn quất dâu đó đã cùng họp lại mà tạo ra sức mạnh vô song, quân Minh xâm lược không bị đánh bại làm sao được !
03 – LÊ LỢI XƯỚNG NGHĨA
Sách Đại Việt thông sử (trang 34 chép rằng: “Từ khi người Minh đô hộ nước ta, chính sự phiền toái, thuế má nặng nể, quan tham lại những, cấm dân nấu muối trồng rau, bắt dân xuống biển mò ngọc châu, phá núi tìm vàng; những sản phẩm quý giá như ngà voi, sừng tê, lông chim trả, cùng các thứ hương liệu, chúng đều vơ vét hết. Sau lại bắt dân đắp mười thành trong mười quận để đóng quân; chúng lại khéo dùng chức tước để dụ dỗ những người hào kiệt, đưa về triều đình Trung Hoa, cốt là an trí ở đó. Bởi vậy nhân dân nước ta không trừ một ai, thảy đều thảm sầu oán giận! Vua (chỉ Lê Lợi – NKT) vẫn giữ chínhư trước, dù người Minh đem quan tước ra dụ cũng không được, lấy thế lực cũng không hiếp nổi, nhưng nhận thấy thế quân địch đang mạnh, nên Vua càng ẩn trong bóng tối, không dám khinh động, lại thường đem bảo vật năn nỉ hối lộ cho bọn Trương Phụ, Trần Trí, Sơn Thọ và Mã Kỳ, những mong được khỏi nạn, để nuôi thêm sức lực và chờ đợi thời cơ. Chỉ vì tên Lương Nhữ Hốt, người huyện Cổ Đằng (sau này đổi là Hoằng Hóa) giữ chức tham chính, là thổ quan của người Minh, đem lòng ghen ghét, bèn mặt cáo với người Minh rằng:
“Người chúa Lam Sơn chiêu nạp những kẻ vong mạng và làm phản, đãi ngộ sĩ tốt rất hậu, chí của người ấy không phải là nhỏ. Nếu không sớm liệu đi, để cho con rồng gặp mây mưa, thì khi ấy nó sẽ không còn là một con vật ở trong ao nữa đâu. Vậy, xin trừ ngay đi, đừng để tai vạ về sau”.
Người Minh tin lời tên Nhữ Hốt, cho nên, càng bức bách rất gấp. Bởi vậy, Vua bèn đại hội tướng sĩ, bàn tính việc khởi binh.
Ngày mồng hai là ngày Canh Thân, tháng giêng năm Mậu Tuất (tức ngày mồng hai Tết, hay ngày 7 tháng 2 năm 1418), niên hiệu Vĩnh Lạc thứ XVI nhà Minh, Vua dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương”.
Sách liên quan
Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe
Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.
Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?
- Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
- Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.