Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Việt Sử Giai Thoại Tập 6 – 65 Giai Đoạn Thế Kỷ XVI – XVII của tác giả Nguyễn Khắc Thuần mời bạn thưởng thức.

02 – LỜI KHUYÊN CỦA TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Ngày 20 tháng 5 năm Ất Tị (1545), quan Thái tể của Nam triều là Nguyễn Kim bị viên hàng tướng của Bắc triều là Trung Hậu Hầu Dương Chấp Nhất ngầm bỏ thuốc độc giết chết, Nam triều phải một phen khủng hoảng. Con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm, sau khi đã giết con trai trưởng của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông rồi khống chế con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng và các quan văn võ khác, đã giành được quyền chi phối mọi hoạt động của Nam triều. Việc này khiến cho nhiều người, đặc biệt là Nguyễn Hoàng, hết sức lo lắng.

Để phòng thân, sau nữa là để tìm cơ hội chống lại Trịnh Kiểm, một mặt, Nguyễn Hoàng giữ sự hòa thuận và thần phục Trịnh Kiểm, nhưng mặt khác, Nguyễn Hoàng bí mật tìm nơi thích hợp để tạo dựng cơ ngơi riêng cho mình. Giữa thế cuộc điên đảo của cuộc chiến tranh Nam Bắc triều, ý định táo bạo này quả là không dễ gì thực hiện. Bản thân Nguyễn Hoàng cũng tỏ ra rất thận trọng trong công việc đặc biệt này. Sách Đại Nam thực lục (Tiền biên, quyển 1) chép rằng:

“Đến khoảng năm Thuận Bình đời vua Lê Trung Tông (tức khoảng từ năm 1548 đến năm 1556 ND), do có quân công, (Nguyễn Hoàng) đã được tiến phong là Đoan Quận công. Bấy giờ, Hữu tướng của triều Lê là Trịnh Kiểm (xưng là Lượng Quốc công), cẩm giữ bình quyền, tự ý quyết đoán mọi việc. Tả tướng là Lãng Quận công (Nguyễn) Uông, con trưởng của Triệu Tổ (chỉ Nguyễn Kim ND) bị Kiểm hãm hại, Kiểm lại thấy chúa (chỉ Nguyễn Hoàng – ND) công danh ngày càng lớn nên rất ghét. Chúa cũng biết vậy nên trong lòng cứ áy náy không yên, ngầm bàn mưu với Nguyễn Ư Dĩ, vờ cáo bệnh, cốt giữ mình kín đáo để họ Trịnh không nghi ngờ gì.

Chúa nghe tiếng Nguyễn Bỉnh Khiêm (người làng Trung Am, xứ Hải Dương, Trạng nguyên của triều Mạc, từng làm đến Thái bảo, đã về trí sĩ) là người giỏi về thuật số, liễn bí mật sai người tới hỏi. Bỉnh Khiêm nhìn hòn non bộ trước sân mà ngâm rằng:

Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân.

(Nghĩa là: một dải Hoành Sơn, dung thân muôn đời. Hoành Sơn, tên nôm là Đèo Ngang, nằm giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình ND). Người được sai đi đem câu ấy về thuật lại, Chúa hiểu ý (của Nguyễn Bỉnh Khiêm). Lúc ấy tuy xứ Thuận Hóa đã được dẹp yên, nhà Lê đã đặt Tam ti (cơ quan cấp trấn, gồm Thừa ti trông coi về hành chính và thuế khóa, Đô ti trông coi về quân sự và Hiến tỉ trông coi về tư pháp – ND) và phủ huyện để cai trị, nhưng lòng dân vẫn còn li tán, Trịnh Kiểm cũng lấy đó làm mối lo. Chúa nhờ chị là Ngọc Bảo (vợ Trịnh Kiểm – ND) nói với Kiểm cho mình vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Trịnh Kiểm thấy đất ấy hiểm nghèo lại xa xôi, bèn cho ngay. Khi vua (Lê) Anh Tông lên ngôi (năm 1556 ND), Trịnh Kiểm liền dâng biểu nói :

Thuận Hóa là nơi quan trọng, quân lính và của cải đều từ đó mà ra, buổi quốc sơ, ta cũng nhờ đó mà làm nên sự nghiệp lớn. Nay, lòng dân hãy còn tráo trở, nhiều kẻ vượt biển đi theo họ Mạc, cũng có kẻ dẫn giặc về cướp phá, nếu chẳng có tướng tài đến trấn trị để vỗ yên thì không xong. Nay, Đoan Quận công ta là con nhà tướng, có mưu trí và tài lược, có thể sai đi trấn trị ở đấy, cốt sao hợp sức với tướng trấn thủ Quảng Nam, như thế mới mong giữ yên mặt nam.

Vua Lê nghe theo, trao cho chúa cờ tiết của trấn, phàm mọi việc của trấn đều ủy thác cho Chúa cả, chỉ phải đóng thuế hàng năm mà thôi”.

Lời bàn: Phàm là đế vương, nếu không biết sợ nhân tâm li tán, không quy tụ và trọng dụng được người tài, thi ngai vàng cũng chẳng khác gì đống lửa, ắt sẽ có ngày thiêu cháy kẻ ngối trên đó.

Như vua Lê Anh Tông và chúa Trịnh Kiểm, mối nguy chất chứa kể cũng đã nhiều, tốn tại được chẳng qua là may mắn trong chỗ đẩy đưa không ngờ của thế sự đó thôi. Nhưng, tồn tại như vậy, phòng có vinh quang gì ?

Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm lánh mình đi ở ẩn, thiệt là thiệt riêng của triều Mạc, nhưng nếu đời sau không thấy đó thực sự là thiệt thòi, thì mất mát của họ còn nặng nề hơn cả triều Mạc bội phần. Ngẫm mà xem!

Chứng nào bậc chân tài còn trả lời theo lối ẩn dụ vòng vo thì chừng đó còn chưa thể nói rằng nhân tình thế thái đã hết đen bạc, kẻ cầm quyền bính nên lấy đó làm mối lo hàng đầu.

Được lời như côi tấm lòng, Nguyễn Hoàng vào Nam, thênh thang biên thủy một cõi, hồ đã gặp gió, rồng đã gặp mây, cơ nghiệp lớn thực đã bắt đầu từ đây vậy. Mới hay, một lời khuyên có thể đẩy người vào ngõ cụt và tội lỗi, một lời khuyên cũng có thể đẩy người đến chỗ mau chóng thỏa chí bình sinh. Chỉ tiếc là từ đây, mắm mống của một cuộc tranh hùng đang gấp gáp xuất hiện!

03 – VÌ SAO HOÀNG ĐỆ LÊ DUY HÀN BỊ PHẾ LÀM THỨ DÂN ?

Lê Duy Hàn là em ruột của vua Lê Anh Tông (1556-1573), vì thế, sử thường chép tên ông là Hoàng đệ Lê Duy Hàn. Bấy giờ, cuộc hỗn chiến Nam – Bắc triều (cũng gọi là cuộc chiến tranh Lê Mạc) đang trong thời kì quyết liệt, chính sự của cả Nam triều lẫn Bắc triều đều rối bời, dân tình cả nước rất khốn khổ.

Xét về danh nghĩa, Nam triều là triều Lê nhưng quyền bính lại do Nguyễn Kim nắm giữ. Năm 1545, Nguyễn Kim mất, Nam triều bị họ Trịnh chuyên quyển, ngôi Hoàng đế của họ Lê chỉ là hư vị mà thôi. Sử gọi đó là thời vua Lê chúa Trịnh. Tất nhiên, trong tôn thất nhà Lê cũng có những người nuôi chí khôi phục quyền lực cho dòng họ mình, và trong họ Trịnh, cũng có không ít người thèm khát ngôi chúa, cho nên, họ kết bè kết cánh và tìm cách thanh trừng lẫn nhau.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x