Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Việt Sử Giai Thoại Tập 7 – 69 Giai Đoạn Thế Kỷ XVIII của tác giả Nguyễn Khắc Thuần mời bạn thưởng thức.

02 – CUỘC MƯU PHẢN CỦA TRỊNH LUÂN VÀ TRỊNH PHẤT

7ừ năm Quý Mùi (1703), chúa Trịnh là Trịnh Căn đã lo chọn người kế vị. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyền 34, tờ 50 và 51) cho hay:

“Trước kia, con trưởng của Trịnh Căn là (Trịnh) Vĩnh mất sớm, vì thế (Trịnh) Căn lấy con thứ của mình là (Trịnh) Bách làm thừa tự. (Trịnh) Bách mất, (Trịnh Căn) lại dùng con của (Trịnh) Vình là (Trịnh) Bính làm thừa tự. Con của (Trịnh) Bính là (Trịnh) Cương, năm ấy (năm 1703- ND) mười tám tuổi.

(Thế rồi Trịnh) Bính cũng mất mà Trịnh Căn thì tuổi đã cao mà người thừa tự thì chưa ổn định. (Trịnh Căn) bèn triệu quan Bổi tụng là Nguyễn Quý Đức vào hỏi. Quý Đức thưa:

Trọng trách trông coi việc nước và vỗ về quân sĩ thì phải thuộc về người chất trưởng (chỉ Trịnh Cương – ND), vậy, cúi xin sớm định ngay danh phận rõ ràng để cắt đứt sự dòm ngó.

(Trịnh) Căn lại hỏi thêm Đặng Đình Tướng và Đình Tướng cũng thưa lời tương tự như Nguyễn Quý Đức. Bấy giờ, Trịnh Căn mới quyết ý dùng (Trịnh) Cương làm người thừa tự. (Trịnh) Căn làm tờ biểu, xin Vua tiến phong (Trịnh) Cương làm Khâm sai Tiết chế Thủy Bộ Chư Dinh, hàm Thái úy, tước An Quốc Công, được mở phủ đệ riêng, quyền nắm giữ các cơ quan nhà nước”.

Chuyện tưởng thế là đã rõ ràng, chẳng dè hơn một năm sau, năm Giáp Thân (1704), các con của Trịnh Bách là Trịnh Luân và Trịnh Phất đã hợp mưu chống lại Trịnh Cương. Sự kiện này cũng được sách trên chép lại như sau:

“Trước kia, khi Trịnh Bính mất, Luân và Phất thấy mình là con Trịnh Bách, vị Tiết chế đã qua đời, lẽ ra phải được tập phong để lên nối nghiệp, vậy mà nay Trịnh Cương nhờ vai chắt của chúa Trịnh Căn mà được quyền lập phủ đệ riêng, nên Luân và Phất câu kết với bọn Đào Quang Giai làm bè đảng, tính hợp mưu lật ngôi vị của Trịnh Cương. Quan Hiệu thảo là Nguyễn Công Cơ dò biết được cơ mưu, liển báo cho Trịnh Căn biết. Căn sai bắt bọn này giam vào ngục và giao cho các quan Đình úy tra hỏi. Họ đều nhận tội nên tất cả đều bị trị theo phép nước. Nguyễn Công Cơ được thăng chức Thị lang”.

Lời bàn: Điển lễ xưa quy định, quyền thửa tự thuộc về đích trưởng. Điển lễ ấy đúng sai thế nào, xin miễn bàn đến, chỉ biết rằng, thời nào cũng có phép tắc của thời đó, làm trái thì hiển nhiên sẽ bị nghiêm phê. Từ góc độ đó mà xét, lời của quan Bồi tụng Nguyễn Quý Đức, của Đặng Đình Tưởng và chọn lựa của chúa Trịnh Căn là hoàn toàn phải phép. Trịnh Luân, Trịnh Phát và Đào Quang Giai há chẳng biết việc mình làm là sai trái hay sao ? Dẫu trả lời là biết hay không biết cũng đều càn quấy cả. cho nên sớm nhận tội là phải.

Tranh đoạt quyền hành là hành vi cực xấu, tranh đoạt quyền hành với thân thuộc của mình lại càng cực kì xấu xa hơn. Bọn Trịnh Luân. Trịnh Phất và Đào Quang Giai đã tự giết chết danh dự của riêng thân, phép nước đương thời giết chết cái xác phàm của họ, hai lần chết mà muôn lẫn nhục, tên của họ làm dơ cả một đoạn sử, giận thay !

Song, điều không thể chấp nhận này, khốn khổ thay, lại là điều dễ hiểu. Thời loạn là thời của tranh đoạt, bao đời chúa Trịnh vẫn là bấy nhiêu đời tranh đoạt quyền hành của vua Lê đó thôi. Nếu đó là căn bệnh thì Trịnh Luân và Trịnh Phất vừa bị do di truyền, lại cũng vừa bị do lây lan, nặng đến vô phương cứu chữa. Họ bệnh hoạn quá nên quên mất rằng, ngôi chúa thì chỉ có một mà bọn họ thì đông, như Trịnh Cương mà bị hạ, ắt họ phải lo sát hại nhau lần nữa. Lúc ấy, phủ Chúa sẽ chẳng khác bãi chiến trường. Thậm nguy ! Chí nguy !

03 – CẨN ÁN VỀ PHÉP BỔ QUAN LẠI Ở ĐỊA PHƯƠNG CỦA TRỊNH CĂN

Tháng 10 năm Đinh Hợi (1707), chúa Trịnh là Trịnh Căn đà ban lệnh thực hiện phép chọn quan phủ theo nguyên tắc tiến cử. Sách Khâm định Việt sử thông giảm cương mục (Chính biên, quyển 35, từ 4 và 5) đã chép việc này, kèm theo Lời cẩn án của các tác giả như sau :

“Trịnh Căn nhận thấy các chức quan ở phủ và huyện đều là chỗ rất gần gũi với dân, vậy mà bộ Lại, khi cất nhắc hay thuyên bổ đi nơi khác chỉ dựa vào lệ riêng, khiến cho người tài năng và giàu kiến thức không có dịp để tỏ rõ cho nước nhà thấy. (Chúa cho rằng), hai cơ quan là Thừa Chính Ti và Hiến Sát Tỉ, thường ngày đều có dịp để am hiểu (những người làm việc dưới quyền của mình) thì việc phân tích và nhận định hẳn nhiên là có phần dễ dàng hơn. Bởi thế, (Chúa) hạ lệnh cho hai cơ quan này của các xứ phải chọn trong số các viên huyện lệnh (chức đứng đầu một huyện – ND) dưới quyền mình để đề cử xem người nào có thể giữ chánh hoặc phó của một phủ (xưa, một phủ thường gồm nhiều huyện – ND). Chọn xong, cả người đề cử lẫn người được tiến cửđều phải về kinh sư để xét rõ hư thực, sau sẽ theo đó mà thuyên chuyển hay cất nhắc.

Lời cẩn án: Muốn bàn việc chính trị phải hiểu tận nguồn gốc của chính trị. Ông Chu Từ người đời Tống (của Trung Quốc – ND) nói: “Giảm Ti (cơ quan giám sát việc thực hiện luật pháp ở các địa phương – ND) là đầu mối của Thú (chức đứng đầu của một quận – ND) và Lệnh (chức đứng đầu của một huyện – ND) mà triều đình là gốc rễ của Giám Ti Mệnh lệnh này của chúa Trịnh Căn kể cũng có phần thận trọng trong việc lựa chọn chức Thú và chức Lệnh đây. Nhưng, liệu triều đình lúc bấy giờ có thật trong sạch hay không ? Hai cơ quan Thừa Chính và Hiến Sát liệu có phải là do những vị quan hiền tài lương thiện nắm giữ không ? Còn như việc bắt cả người đề cửlẫn người được tiến cử đều phải về kinh sư để xét rõ hư thực, chẳng phải là vừa phiền phức vừa bê trễ cả việc công đó hay sao ?”.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x