Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Vùng Đất Con Người Bắc Trung Bộ của tác giả Đinh Văn Thiên, Hoàng Thế Long, Nguyễn Trung Minh mời bạn thưởng thức.

2. Đặc điểm cơ bản của các dân tộc ở Bắc Trung Bộ

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2008), dân số khu vực Bắc Trung Bộ có 10,8 triệu người, với các dân tộc Kính, Thái, Bru – Vân Kiều, Mường, Mông, Thổ, Tà Ôi, Hoa. Chứt, Cơ Tu, Tày… cùng sinh sống. Mỗi dân tộc với những phong tục, tập quán, nét sinh hoạt độc đáo của mình đã tạo nên một bức tranh dầy màu sắc trong đời sống văn hóa của khu vực.

* Dân tộc Kinh

Tên gọi khác: Dân tộc Việt. Người Kinh cư trú ở hầu khắp các địa phương song dông dảo hơn là các vùng dô thị, dồng bằng.

Đặc điểm kinh tế: Người Kinh cổ truyền thống làm nông nghiệp, tiêu biểu là nghề trồng lúa nước với những kinh nghiệm dắp đê, đào mương. Nghề làm vườn, trồng dâu nuôi tằm, nghề nuôi gia súc và gia cầm, đánh bắt hải sản, nghề gốm đều có sớm và rất phát triển.

Tổ chức cộng đồng: Làng của người Kinh thường được trồng tre bao bọc xung quanh và có cổng làng chắc chắn. Mỗi làng có dình là nơi hội họp và thờ cúng chung..

Hôn nhân gia đình: Trong gia đình người Kinh, người chồng (người cha) là chủ. Con cái lấy họ theo cha và họ hàng phía cha là “họ nội”, còn đằng mẹ là “họ ngoại”. Con trai đầu có trách nhiệm tổ chức thờ phụng ông bà, cha mẹ dã khuất. Mỗi họ có nhà thờ họ, có người trưởng họ quán xuyến việc chung. Hôn nhân theo chế độ một vợ một chồng. Việc cưới xin phải trải qua nhiều nghi thức, nhà trai hỏi vợ và cưới vợ cho con. Người Kinh coi trọng dạo dức, phẩm hạnh của các cô dâu, đồng thời chú ý đến gia thế xuất thân của họ.

Văn hóa: Vốn văn học cổ của người Kinh rất phong phú: có văn học miệng (truyện cổ, ca dao, tục ngữ), có văn học viết bằng chữ (những áng thơ, văn, bộ sách, bài hịch). Nghệ thuật phát triển sớm và dạt trình độ cao về nhiều mặt: ca hát, âm nhạc, diêu khắc, hội họa, múa, diễn xướng. Hội làng hàng năm là một dịp sinh hoạt văn hóa sôi nổi, hấp dẫn ở nông thôn.

Nhà cửa: Người Việt thường ở nhà trệt. Trong khuôn viên nhà theo lối truyền thống thường được bố trí liên hoàn nhà sân – vườn ao. Ngôi nhà chính thường có kết cấu ba gian hoặc năm gian và gian giữa là gian trang trọng nhất, đặt bàn thời gia tiên. Những gian bên là nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt của các thành viên trong gia đình, gian buồng được bố trí ở chái nhà làm chỗ ở của phụ nữ và cũng là nơi cất trữ lương thực, của cải của gia đình. Nhà bếp thường được làm liền với chuồng nuôi gia súc. Ở nhiều tỉnh Nam Bộ, nhà bếp thường được làm sát kề hay nối kể với ngôi nhà chính. Sân để phơi và dể sinh hoạt gia đình và cũng để tạo không gian thoáng mát rất phù hợp với diều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm.

Trang phục:

Trang phục nam: Nhìn chung người Việt trước kia thường ngày mặc áo cánh nâu, xẻ ngực, cổ tròn, xẻ tà, hai túi dưới. Đây là loại áo ngắn mặc với quần lá tọa ống rộng. Đó là loại quần có cạp hoặc dùng dây rút. Xưa kia nam dễ tóc dài, búi tó, hoặc thắt khăn dầu rìu, dóng khố… Trong lễ, tết, hội hè thường mặc áo dài màu đen, hoặc loại vải the có lót trắng bên trong, đầu đội khăn xếp, quần tọa màu trắng. Đó là loại áo dài, xẻ nách phải, không trang tríhoa văn hoặc nếu có chỉ là loại hoa văn dệt cùng màu tình tế trên vải. Chân đi guốc mộc.

Trang phục nữ: Trang phục truyền thống của phụ nữ miền Bắc và Bắc Trung Bộ thường mặc áo cánh ngắn vái nâu, phía trong mặc yếm. Đó là loại áo cổ tròn, viền nhỏ, tà mở; nếu mặc với yếm thì thường không cài cúc ngực. Chiếc yếm màu vàng tơ tằm hay hoa hiện, nâu non, là vuông vải mang chéo trước ngực, góc trên khoét tròn hay chữ V để làm cổ. Cổ yếm có dải vải buộc ra sau gáy, dưới có hai dải vải dài buộc sau lưng hình chữ nhật hoặc tam giác. Váy là loại váy kín (ống), có nơi mặc ngắn dến ống chân như Bắc và Trung Bộ. Thắt lưng là bao lương bằng vải màu (có nơi gọi là ruột tượng) quấn ra ngoài cạp váy. Khi ra đường họ thường mang khăn vuông dội theo lối “mỏ quạ” hoặc các loại nón: thúng, ba tầm… Phụ nữ Nam Bộ thường ngày mặc áo bà ba với các kiểu cổ tròn, cổ trái tim, cổ bà lai. Phụ trang đi kèm với bộ bà ba là chiếc khăn rằn thường có ô vuông xen kẽ hai màu, là loại khăn có nguồn gốc của người Khmer mà người Việt đã chịu ảnh hưởng.

Trang phục trong lễ, tết, hội hè: Trong những dịp này phụ nữ Việt thường mang áo dài. Áo dài có hai loại: Loại xẻ ngực buông vạt không cài cúc, bên trong thường mặc áo “cổ xây” cho kín đáo; loại thứ hai là loại áo năm thân, xẻ nách phải cổ đứng. Có loại mặc theo lối vạt dẻ chéo lên nhau dùng dây lưng buộc ngang thân rồi buông xuống phía trước. Họ thường để tóc dài vấn khân thành vành tròn quanh dầu, ngoài trùm khăn hoặc đội nón ba tầm, nón thúng, các thiếu nữ thường vấn tóc đuôi gà. Mùa rét phổ biến quấn trên dầu chiếc khăn vuông màu thâm. Đồ trang sức thường mang là các loại trâm, vòng cổ, hoa tai, nhẫn, vòng tay mang phong cách từng vùng.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x