Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Sách Vùng Đất Con Người Tây Nguyên của tác giả Đinh Văn Thiên, Hoàng Thế Long, Nguyễn Trung Minh mời bạn thưởng thức.

II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI TÂY NGUYÊN

Đặc điểm nổi bật của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên là sự phát triển không đều về nhiều mặt, cư trú ở những địa bàn trọng yếu, giàu tiềm năng nhưng đời sống kinh tế – xã hội và trình độ dân trí thấp nhất trong cả nước.

Tuy nhiên, trong những đặc trưng chung của khu vực, mỗi dân tộc, mỗi vùng lại có những sắc thái và đặc điểm riêng. Có thể chia Tây Nguyên thành 3 vùng văn hóa: bắc Tây Nguyên (gồm bắc Gia Lai, Kon Tum); nam Tây Nguyên (gồm nam Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng) và trung Tây Nguyên (gồm nam Gia Lai và bắc Đắc Lắc).

Hoạt động sản xuất của đồng bào Tây Nguyên chủ yếu phụ thuộc vào hoàn cảnh tự nhiên và trình độ phát triển xã hội còn ở mức thấp. Do trình độ phát triển không đều, nên những hoạt động sản xuất của các dân tộc cũng có những đặc điểm khác nhau. Tuy vậy, có thể khái quát những đặc trưng đối với từng bộ phận kể trên, dựa vào tính thống nhất và đa dạng của mỗi khu vực cư trú khác nhau.

Các dân tộc ít người ở những tỉnh phía Nam đều đã vượt qua giai đoạn kinh tế chiếm đoạt đơn thuần (săn bắn, hái lượm) và bước sâu vào giai đoạn kinh tế sản xuất, với một nền nông nghiệp tự cấp tự túc còn lệ thuộc nhiều vào tự nhiên.

Nông nghiệp trồng trọt giữ vai trò chủ đạo, với những phương thức canh tác đa dạng, chân nuôi chiếm một vị tríquan trọng, đặc biệt là nuôi trâu; săn bắn, hái lượm còn giữ một vai trò không kém phần quan trọng trong đời sống hàng ngày; săn bắn và thu lượm thổ sản có vai trò đáng kể ở các cư dân Trường Sơn – Tây Nguyên.

Tây Nguyên, do thiếu nguồn nước nên khó có khả năng làm thủy lợi như ở các tỉnh phía Bắc, đồng bào các dân tộc thường làm lúa rẫy. Từ những mảnh đất trống nguyên thủy đã phát triển thành rẫy bằng hay rẫy dốc (diếc, mỉ, hma, apuh…). Từ những rẫy đó, họ lại phát triển lên thành những thửa ruộng chờ mưa khá ổn định. Đồng bào thường sử dụng nhiều loại công cụ chuyên hóa, có kỹ thuật cuốc đất để ải qua đông, kỹ thuật làm cỏ kỹ lưỡng như làm vườn trên diện tích đất trồng khá ổn định, có khả năng đảm bảo năng suất nhất định và cho phép định cư trong các làng khá quy mô. Ngày nay, do yêu cầu tăng vụ, tăng diện tích, tiến hành khai phá ruộng đồng, tổ chức mạng lưới thủy lợi nnờ vào biện pháp công nghiệp hay nửa công nghiệp, khuyến khích việc sử dụng phân bón để thâm canh, các cánh đồng ruộng nước đã xuất hiện ngày một thêm nhiều trên cao nguyên, điều đó cũng không mâu thuẫn gì với việc đánh giá trình độ canh tác cổ truyền của các cư dân bản địa.

Số đông cư dân Tây Nguyên còn làm rẫy bằng và rẫy dốc. Rẫy được sử dụng từ một, hai đến ba, bốn vụ, rồi bỏ hóa 10 – 15 năm cho rừng tái sinh, sau đó sẽ tiếp tục canh tác lại. Một gia đình buộc phải luân canh trên một diện tích đất đai rộng gấp 8 – 10 lần diện tích canh tác trong một vụ. Trên những mảnh rẫy này, họ phát, đốt, trỉa và thu hoạch như bất cứ cư dân làm rẫy ở các vùng khác.

Công cụ làm rẫy của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên rất đơn giản. Việc canh tác phải tập trung cao sức lao động trong một thời gian ngắn cho kịp thời vụ. Hàng năm, thời gian đó là vào những tháng cuối xuân, đầu hạ sau những tháng nông nhàn của tiết đông xuân. Rẫy được bảo vệ bằng hàng rào, có đặt các loại chông, bẫy để chống sự phá hoại của thú rừng. Những công cụ dùng để đuổi chim, thú rất có nghệ thuật, gồm các loại bù nhìn, mô, cờ, sáo gió, đàn gió, đàn nước bằng tre nứa, lá, gỗ, đá, tạo nên những âm thanh kỳ lạ để xua đuổi muông thú đêm, ngày trên rẫy, nghe như các dàn nhạc tự động thường thấy ở vùng bắc Tây Nguyên. Phải chăng các nhạc cụ như Klông-pút, Tơrưng, đàn đá nổi tiếng của Tây Nguyên, đã được phát triển từ yêu cầu bảo vệ nương rẫy? Việc làm cỏ đã được xem trọng. Trước đây, khi thu hoạch, đồng bào chỉ tuốt lúa bằng tay, không sử dụng công cụ. Họ còn có quan niệm sợ “hồn” lúa đau, nhưng cái chính là do giống lúa dễ rụng hạt.

Nếu tính theo năng suất lao động (không tính theo diện tích) thì năng suất lúa rẫy ở miền Nam không kém. năng suất lúa ruộng bao nhiêu. Đó là do đất đai ở đây còn màu mỡ, rừng già nhiều, thời gian bỏ hóa lâu ngày, khíhậu, thời tiết tương đối ổn định. Một gia đình có hai vợ chồng, ba, bốn đứa con, với hai, ba hécta rẫy, đủ đảm bảo lương thực cả năm cho người và gia súc.

Do làm xen canh gối vụ trên đất rẫy, các cư dân ở đây không chỉ trồng riêng lúa, mà còn trồng xen gối các loại: kê, bo bo, vừng, đậu, lạc, bầu, bí, rau, cà, ớt, v.v… Cộng thêm các rẫy bắp thì thu hoạch của họ có thể đảm bảo được cho người dân đủ nhu cầu về lương thực và các nhu yếu phẩm thường ngày.

Những mảnh vườn xa nhà, xa làng hay ven đổi, hoặc dọc theo con suối, có điều kiện thâm canh, do đất đai màu mỡ và bằng phân bón, đồng bào đã trồng các loại cây ăn quả như chuôi, đu đủ, trái thơm (dứa), mít… cây công nghiệp ngắn ngày như: bông, đay, gai, lanh, thuốc lá, chè và các loại hoa màu khác.

Những mảnh vườn này gắn bó mật thiết với từng gia đình. Họ thường không cầm, nhượng, bán, vì đó là nguồn thu nhập đáng kể của gia đình và là nguồn nhu yếu phẩm để trao đổi, mua bán của đồng bào.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x