Sách này chia sẻ mục đích hỗ trợ người đọc cá nhân chưa có điều kiện mua sách giấy, hoàn toàn miễn phí và phi lợi nhuận. Sách được sưu tầm nhiều nguồn khác nhau mọi bản quyền thuộc về Tác Giả & Nhà Xuất Bản!

Giới thiệu & trích đoạn ebook

Giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách Xì Xầm Vs Hét To Bí Kíp X Trong Quảng Cáo – Pr của tác giả Russell Lawson

CHƯƠNG 2: TẠI SAO BẠN CẦN PR?

Giới thiệu

Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao PR lại quan trọng đối với sự thành công của các doanh nghiệp nhỏ. Không như hầu hết các lĩnh vực khác, nơi doanh nghiệp nhỏ phải cạnh tranh với những người anh em lớn mạnh hơn, thì đây là hoạt động mà các doanh nghiệp nhỏ có thể áp dụng dễ dàng và chiến thắng bất kỳ lúc nào. Chương này sẽ cho bạn thấy những yếu tố liên quan khi thực hiện hoạt động PR và tại sao một chiến dịch PR hiệu quả lại chính là phương thức quảng bá tốt nhất, tiết kiệm nhất đối với những doanh nghiệp nhỏ.

Những ưu điểm lớn của hoạt động PR là gì?

Theo Đặc viện Quan hệ Công chúng của Anh, PR là “tác động vào hành vi để đạt được mục đích mong muốn thông qua việc quản lý có hiệu quả các mối quan hệ và giao tiếp”.

Xét cho cùng thì đây chính là việc tạo ra tiếng vang về tổ chức của bạn, mà cụ thể là tạo ra một chiến lược nhằm kích hoạt, tăng nhận thức lẫn nhu cầu của mọi người đối với công ty và các sản phẩm/dịch vụ của công ty, đồng thời tìm ra những phương thức mới để nhấn mạnh các đặc điểm “phải có” về doanh nghiệp của bạn bằng cách sử dụng góc nhìn khách quan từ các cơ quan truyền thông và những bên thứ ba có uy tín.

Đây không phải là một ý tưởng viển vông. Bạn hoàn toàn có thể tạo tiếng vang cho doanh nghiệp mình bằng những việc tương đối dễ dàng và đơn giản như:

Lập các liên minh chiến lược với những đối tác là doanh nghiệp nhỏ phù hợp để củng cố uy tín và vị thế của bạn;

Gửi bản tin với các thông tin hữu ích cho những doanh nghiệp nhỏ và cộng tác viên thuộc bên thứ ba là cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức có uy tín cao;

Thực hiện các cuộc khảo sát ít tốn kém bằng cách thương lượng với các tờ báo lớn hàng đầu để được đăng kèm;

Phủ sóng rộng khắp với tần suất dày đặc khắp các kênh truyền thông trong phạm vi khu vực, quốc gia, Internet và chuyên ngành;

Thuyết phục để có được sự bảo chứng từ những nhà phân tích, giới truyền thông khi cung cấp thông tin và dẫn dắt cuộc tranh luận;

Thu hút sự chú ý của công chúng qua các câu chuyện truyền miệng, thiết lập quan hệ với những phương tiện quảng bá hiện có trong cộng đồng kinh doanh;

Sử dụng một loạt chiến thuật quan hệ công chúng khác để tạo “sự nổi bật mang tính sáng tạo” của bạn trong ngành.

Nghe đến đây, có thể bạn hơi nản: “Ôi không, lại một chiến lược to tát nữa! Tôi không biết phải viết thế nào và tôi cũng chẳng có thời gian!”. Thật ra, để có một chiến lược PR, bạn cũng sẽ phải thực hiện những gì mà tất cả mọi doanh nghiệp khác phải làm.

Bạn muốn:

Nâng cao nhận thức của khách hàng chủ chốt về thương hiệu của mình;

Tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh;

Định vị bản thân là nhân vật có tiếng nói uy thế trong ngành với hiểu biết sâu sắc về thị trường.

Vậy để đạt được thành công đó, bạn cần:

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu;

Xác định những cách tốt nhất để tiếp cận họ;

Xây dựng được cái nhìn tích cực từ phía khách hàng chính;

Truyền đạt các thông điệp chủ đạo tới đối tượng khách hàng này; và

Có tần suất xuất hiện trên truyền thông vượt trội so với đối thủ cạnh tranh.

Chung quy là bạn phải làm tất cả để tăng cường nhận thức, tác động đến thái độ và, quan trọng hơn cả là thay đổi hành vi của khách hàng.

Như vậy, thay đổi để việc kinh doanh trở nên tốt hơn là một điều hoàn toàn nằm trong tầm tay của bạn.

Mô hình đối xứng hai chiều

Hầu hết các doanh nghiệp đều cố gắng áp dụng thành công mô hình này và nếu thực hiện đúng, bạn sẽ vững bước trên con đường trở thành một thương hiệu mạnh! Mô hình đối xứng hai chiều là một dòng lưu chuyển thông tin tự do và cân bằng giữa một tổ chức và các khách hàng mục tiêu, giúp cho cả hai bên hiểu biết và có trách nhiệm với nhau. Điều này có thể dẫn đến kết quả: hoặc là tổ chức hoặc là khách hàng sẽ bị thuyết phục và thay đổi quan điểm của mình. Nhưng mô hình này được coi là có hiệu quả cân bằng nếu không bên nào thay đổi cả, “miễn là cả hai bên giao tiếp đủ tốt để hiểu được quan điểm của nhau”, như James E Grunig, cha đẻ của thuyết Mô hình đối xứng hai chiều, đã nói. Ông đã xuất bản hơn 150 bài báo, đầu sách, chương mục cùng bài viết và báo cáo về đề tài này, và những đề xuất thực hành về PR của ông được các học giả và chuyên gia PR trên toàn thế giới ngưỡng mộ và vận dụng.

Như vậy, hoạt động PR “đối xứng hai chiều” nhằm mục đích tạo sự hiểu biết lẫn nhau, nhằm hướng đến sự giao tiếp qua lại cân bằng giữa khách hàng và doanh nghiệp, sử dụng chính các phản hồi để điều chỉnh những gì bạn đang làm, hoặc ít nhất cũng thấy vui vì khách hàng hiểu được tại sao bạn lại làm việc đó.

Donate Ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe

Nhằm duy trì website tồn tại lâu dài và phát triển, nếu bạn yêu thích Taiebooks.com có thể ủng hộ chúng tớ 1 ly cafe để thêm động lực nha.

Bạn cần biết thêm lý do để ủng hộ Taiebooks.com ?

  • Website cần duy trì tên miền, máy chủ lưu trữ dữ liệu tải ebook và đọc online miễn phí.
  • Đơn giản bạn là một người yêu mến sách & Taiebooks.com.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x